Cách làm đọc hiểu văn bản Kịch Phương pháp đọc hiểu văn bản kịch

Cách làm đọc hiểu văn bản kịch là tài liệu vô cùng hữu ích, bao gồm 12 trang toàn bộ kiến thức về thể loại văn bản kịch, cách đọc hiểu, một số câu hỏi và cách trả lời kèm đề đọc hiểu minh họa có đáp án giải chi tiết. Qua đó giúp các bạn học sinh có thêm nhiều tư liệu học tập, củng cố kiến thức để giải nhanh các bài tập đọc hiểu.

Mẹo làm bài đọc hiểu văn bản văn bản kịch sẽ là tư liệu cực hay, giúp ích nhiều cho các bạn ôn tập môn Văn trong giai đoạn nước rút này. Bên cạnh đó các em tham khảo thêm 27 đề đọc hiểu môn Ngữ Văn theo cấu trúc đề thi THPT quốc gia, cách làm đọc hiểu văn bản thông tin, cách làm đọc hiểu văn bản thơ.

Cách làm đọc hiểu văn bản Kịch (Đạt điểm cao)

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Khái quát chung về kịch

- Kịch là một trong ba loại hình cơ bản của nghệ thuật ngôn từ gồm tự sự, trữ tình, kịch. Nếu tự sự chủ yếu sử dụng phương thức kể và tả, qua lời người kể chuyện để tái hiện đời sống; trữ tình dùng phương thức biểu cảm và cái tôi trữ tình để biểu hiện tình cảm, thái độ trước hiện thực, thì kịch lại dùng ngôn ngữ trực tiếp (đối thoại, độc thoại) và cử chỉ, hành động của nhân vật để thể hiện những mâu thuẫn, xung đột trong đời sống. Phần văn bản của kịch gọi là kịch bản. Kịch có thể đọc nhưng chỉ được thể hiện thông qua diễn viên trong vở diễn trên sân khấu.

- Kịch bao gồm nhiều thể loại:

+ Phân chia theo phương thức tổ chức và diễn xuất của ngôn ngữ gồm có kịch hát, kịch thơ, kịch nói. Trong sân khấu truyền thống của Việt Nam, chèo tuồng là những thể loại kịch hát, kết hợp với múa.

+ Về mặt nội dung, người ta chia thành bi kịch, hài kịch và chính kịch.

- Vở kịch thường được chia thành các hồi, mỗi hồi thể hiện một biến cố hay sự kiện trong cốt truyện kịch, thường được phân định bằng mở màn và hạ màn trên sân khấu. Sự kiện trong một hồi thường được diễn ra ở một địa điểm và không thay đổi. Lớp là một bộ phận của kịch mà thành phần nhân vật trên sân khấu không thay đổi. Khi thành phần nhân vật thay đổi thì kịch chuyển sang lớp khác.

2. Bi kịch và hài kịch

Các phương diện

Bi kịch

Hài kịch

Khái niệm

Là thể loại kịch tập trung diễn tả những xung đột hệ trọng, đạt tới mức căng thẳng tột độ giữa những mong muốn, hành động cao đẹp, hào hùng của con người với những tình thế bi đát không thể đảo ngược của thực tại hay với những trở ngại tồn tại trong bản tính của con người. Bi kịch thường kết thúc bằng thảm cảnh hay bằng cái chết của một loạt nhân vật, hoặc những mâu thuẫn không thể giải quyết.

Là một thể loại kịch dùng tiếng cười để chế giễu những thói tật, hiện tượng đáng phê phán vốn đi chệch cách chuẩn mực tốt đẹp của con người và cộng đồng. Hài kịch nhất thiết phải đưa ra một kết cục có hậu, vui vẻ đối với người đọc, người xem.

Nhân vật chính

- Nhân vật mang khát vọng cao đẹp, có tính cách mạnh mẽ, có khả năng lựa chọn hành động tự do xuất phát từ chính kiến, đức tin của mình, song lựa chọn này xung đột với hoàn cảnh thực tế hoặc gặp phải những trở ngại ngay trong bản tính cố hữu.

- Nhân vật chính thường phải trải qua những trạng thái dằng xé, bế tắc, rơi vào những tình huống hết sức nặng nề và có kết thúc bi thảm.

Nhân vật tiêu biểu cho một thói tật đáng cười, đáng phê phán hoặc những nhân vật thường xuyên lầm lẫn, có cách ứng xử không phù hợp với hoàn cảnh thực tế được xây dựng theo lối cường điệu, tô đậm nét đáng cười.

Xung đột

Là những mâu thuẫn gay gắt giữa lựa chọn hành động tự do của nhân vật như một nhân cách mạnh mẽ với cái tất yếu vốn được thể hiện qua những thế lực như định mệnh, bản tính, định kiến thời đại, thực tại xã hội.

Thường được xây dựng trên cơ sở mâu thuẫn giữa những tham vọng, toan tính vật chất, mưu kế tầm thường, bất chấp đạo đức, lẽ phải với những chuẩn mực và tiến bộ xã hội.

Lời thoại

Thường căng thẳng, chất chứa biện luận, thể hiện suy tư, trăn trở và ý chí của những nhân cách mạnh mẽ, không khuất phục.

Gần gũi với đời sống và thường sử dụng các biện pháp như chơi chữ, nói quá, nói lái, nói lắp, nhại, tương phản.

Kết cấu

Chia thành các hồi, các lớp.

Chia thành các hồi, các lớp.

Kết thúc

Kết thúc bằng thảm cảnh hay cái chết của một loạt nhân vật. Cái đẹp, cái hùng thất bại đã đưa đến nỗi đau khổ cùng cực. Song chính từ đó bi kịch đã trở thành tiếng nói khẳng định sự bất tử của ý chí, khát vọng và chiến thắng tinh thần của con người trong cuộc đấu tranh chống lại những tình thế bi đát của thực tại và những yếu hèn của cá nhân con người.

Cái xấu, cái không hoàn thiện bị phủ nhận, cái tốt đẹp, cái tiến bộ được khẳng định.

Giá trị giáo dục

Hiệu ứng thanh lọc: khi theo dõi hành động kịch căng thẳng, gay gắt, kết cục bi thảm, người tiếp nhận bi kịch có thể sợ hãi, kinh hoàng, thương cảm, xót xa như chính mình đang trải nghiệm những bế tắc trong cuộc sống cùng nhân vật để rồi sau đó thấy căm ghét cái đê tiện, giả dối, ngưỡng mộ, cảm phục cái cao cả, tâm hồn như được thanh lọc, trở nên hài hòa, thanh thản hơn.

Thông điệp: Giúp con người từ bỏ những thói hư, tật xấu, hướng đến những hành động, lối sống lành mạnh, góp phần thay đổi hiện thực cuộc sống.

II. CÁC DẠNG CÂU HỎI ĐỌC HIỂU THEO CÁC MỨC ĐỘ

1. NHẬN BIẾT

a. Những yêu cầu cơ bản:

- Nhận biết được đề tài, cốt truyện, nhân vật, hệ thống nhân vật, chi tiết tiêu biểu trong kịch.

- Nhận biết được tình huống, mâu thuẫn, xung đột, diễn biến xung đột kịch trong kịch.

- Nhận biết lời thoại, lời chỉ dẫn sân khấu và hành động của nhân vật bi kịch.

- Nhận biết một số đặc điểm của ngôn ngữ văn học trong kịch.

- Chỉ ra được các thủ pháp trào phúng trong hài kịch.

b. Một số dạng câu hỏi và cách trả lời:

Dạng 1: Nhận biết được cốt truyện trong đoạn trích kịch.

Đặc điểm nhận biết: căn cứ các sự việc chính trong đoạn trích.

Cách trả lời: Cốt truyện của văn bản/đoạn trích trên là… (kể lại ngắn gọn các sự việc chính theo trình tự thời gian hoặc trình tự sự việc trước - sau).

Dạng 2: Nhận biết được nhân vật chính của đoạn trích.

Đặc điểm nhận biết: căn cứ vào vai trò của nhân vật với cốt truyện và tần suất xuất hiện của nhân vật.

Cách trả lời: Nhân vật chính trong đoạn trích trên là: …

Dạng 3: Xác định tình huống kịch.

Đặc điểm nhận biết: Căn cứ vào sự việc xảy ra trong đoạn trích.

Cách trả lời: Tình huống kịch của đoạn trích là … (nêu tình huống: xảy ra với ai? xảy ra khi nào? sự việc là gì?).

Dạng 4: Xác định mâu thuẫn/xung đột kịch.

Đặc điểm nhận biết: Căn cứ vào sự mâu thuẫn giữa các nhân vật trong đoạn trích.

Cách trả lời: Mâu thuẫn/Xung đột của đoạn trích là … (nêu xung đột).

..............

Mời các bạn tải file về để xem thêm Cách làm đọc hiểu văn bản kịch

Liên kết tải về

Chọn file cần tải:

Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
👨
Xem thêm
Đóng
Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm