Cách làm đọc hiểu truyện ngắn Mẹo làm bài đọc hiểu văn bản truyện ngắn
Cách làm đọc hiểu truyện ngắn là tài liệu vô cùng hữu ích, bao gồm 32 trang toàn bộ kiến thức về thể loại truyện ngắn, cách đọc hiểu, một số câu hỏi và cách trả lời kèm đề đọc hiểu minh họa có đáp án giải chi tiết. Qua đó giúp các bạn học sinh có thêm nhiều tư liệu học tập, củng cố kiến thức để giải nhanh các bài tập đọc hiểu.
Mẹo làm bài đọc hiểu văn bản truyện ngắn sẽ là tư liệu cực hay, giúp ích nhiều cho các bạn ôn tập môn Văn trong giai đoạn nước rút này. Bên cạnh đó các em tham khảo thêm 27 đề đọc hiểu môn Ngữ Văn theo cấu trúc đề thi THPT quốc gia, cách làm đọc hiểu văn bản thông tin, cách làm đọc hiểu văn bản thơ.
Cách làm đọc hiểu truyện ngắn
I. CÁC DẠNG CÂU HỎI ĐỌC HIỂU THEO CÁC MỨC ĐỘ
1. NHẬN BIẾT
a. Những yêu cầu cơ bản:
- Nhận biết không gian, thời gian.
- Nhận biết lời kể, ngôi kể, lời người kể chuyện và lời nhân vật.
- Nhận biết được điểm nhìn, sự thay đổi điểm nhìn; sự kết nối giữa lời người kể chuyện và lời của nhân vật.
- Nhận biết đề tài, câu chuyện, sự kiện, chi tiết tiêu biểu trong truyện.
- Nhận biết được nhân vật, những đặc điểm của nhân vật, đặc điểm của cốt truyện, câu chuyện trong tác phẩm truyện.
- Nhận biết được ngôn ngữ độc thoại, đối thoại, độc thoại nội tâm.
- Nhận biết được đặc trưng của truyện; nhận biết các thủ pháp nghệ thuật; nhận biết một số đặc điểm của ngôn ngữ văn học trong truyện…
- Nhận biết được bối cảnh lịch sử - văn hóa được thể hiện trong văn bản truyện.
b. Một số dạng câu hỏi và cách trả lời:
Dạng 1: Xác định ngôi kể trong văn bản.
Đề xác định được ngôi kể cần nắm được:
+ Người kể chuyện ngôi thứ nhất là người kể xưng “tôi” hoặc một hình thức tự xưng tương đương. Tuỳ theo mức độ tham gia vào mạch vận động cốt truyện, người kể chuyện ngôi thứ nhất có thể là nhân vật chính, nhân vật phụ, người chứng kiến, người kể lại câu chuyện được nghe từ người khác hay xuất hiện với vai trò tác giả “lộ diện”. Người kể chuyện ngôi thứ nhất thường là người kể chuyện hạn tri (không biết hết mọi chuyện), trừ trường hợp ở vai trò tác giả “lộ diện” vận dụng quyền năng “biết hết” của mình.
+ Người kể chuyện ngôi thứ ba là người kể chuyện ẩn danh, không trực tiếp xuất hiện trong tác phẩm như một nhân vật, không tham gia vào mạch vận động của cốt truyện và chỉ được nhận biết qua lời kể. Người kể chuyện ngôi thứ ba có khả năng nắm bắt tất cả những gì diễn ra trong câu chuyện, kể cả những biểu hiện sâu kín trong nội tâm nhân vật, do vậy có khả năng trở thành người kể chuyện toàn tri (biết hết mọi chuyện), song người kể chuyện ngôi thứ ba có sử dụng quyền năng toàn tri hay không còn tuỳ thuộc vào nguyên tắc tổ chức truyện kể của từng tác phẩm.
Cách trả lời: Ngôi kể trong văn bản là…
Dạng 2: Xác định được điểm nhìn, sự thay đổi điểm nhìn.
Muốn trả lời được câu hỏi này phải hiểu được một cách khái quát điểm nhìn trần thuật là vị trí, điểm quan sát mà người kể chuyện lựa chọn để kể lại câu chuyện của mình cho người đọc. Có thể phân chia điểm nhìn trong tác phẩm tự sự thành nhiều loại khác nhau như:
+ Điểm nhìn của người kể chuyện và điểm nhìn của nhân vật được kể.
+ Điểm nhìn bên ngoài (miêu tả sự vật, con người ở những bình diện ngoại hiện, kể về những điều nhân vật không biết).
+ Điểm nhìn bên trong (kể và tả xuyên qua cảm nhận, ý thức của nhân vật).
+ Điểm nhìn không gian (nhìn xa - nhìn gần).
+ Điểm nhìn thời gian (hiện tại, quá khứ).
+ Điểm nhìn mang tính tâm lí, tư tưởng.
Cách trả lời: Điểm nhìn trong văn bản là …
Dạng 3: Xác định đề tài, chủ đề của văn bản.
+ Để xác định đề tài, cần trả lời được câu hỏi: Tác phẩm viết về cái gì? (hiện tượng, phạm vi cuộc sống).
+ Để xác định được chủ đề, phải trả lời được câu hỏi: Vấn đề cơ bản mà tác phẩm nêu lên là gì?
+ Cần phân biệt được đề tài và chủ đề.
Đề tài |
Chủ đề |
- Là phương diện khách quan của nội dung tác phẩm văn học. - Là phạm vi đời sống được phản ánh, thể hiện trực tiếp trong tác phẩm văn học. - Một tác phẩm có thể đề cập nhiều đề tài (hệ thống đề tài), trong đó có một đề tài chính. Ví dụ: Đề tài của tác phẩm Chí Phèo: người nông dân trong xã hội cũ.
|
- Là vấn đề chính mà văn bản biểu đạt (là vấn đề chủ yếu, trung tâm, là phương diện chính yếu của đề tài). - Là con đường mà nhà văn đưa người đọc thâm nhập vào tác phẩm. - Một tác phẩm có thể có nhiều chủ đề, trong đó có chủ đề chính và chủ đề phụ. Ví dụ: Chủ đề của tác phẩm Chí Phèo: - Số phận bi thảm của người nông dân trong xã hội thực dân nửa phong kiến bị bần cùng hóa, lưu manh hóa. Qua đó, nhà văn Nam Cao đã lên án sâu sắc xã hội tàn bạo, chà đạp lên nhân phẩm con người đồng thời thể hiện tình thương yêu sâu sắc và niềm tin vào bản chất lương thiện của họ. |
.............
Mời các bạn tải file về để xem trọn bộ tài liệu
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Tổng hợp các dạng bài toán nâng cao lớp 7
-
Nghị luận xã hội về câu chuyện Một người ăn xin (2 Dàn ý + 12 mẫu)
-
KHTN Lớp 6 Bài 21: Thực hành quan sát sinh vật
-
Nghị luận xã hội về gian lận trong thi cử
-
Mẫu tờ khai đăng ký sang tên đổi chủ ô tô, xe máy
-
Đoạn văn nghị luận về văn hóa ứng xử trong cuộc sống (Dàn ý + 16 Mẫu)
-
Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 5 theo Thông tư 22
-
Dẫn chứng về cách ứng xử trong cuộc sống
-
Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về vai trò của Internet trong cuộc sống
-
Đoạn văn nghị luận về mục tiêu trong cuộc sống (Dàn ý + 20 mẫu)
Mới nhất trong tuần
-
Cách làm đọc hiểu văn bản nghị luận
100+ -
Cách làm đọc hiểu văn bản Kịch
100+ -
Cách làm đọc hiểu truyện ngắn
100+ -
Cách làm đọc hiểu văn bản thông tin
100+ -
Cách làm phần đọc hiểu thơ
100+ -
Cách làm phần đọc hiểu văn bản Kí
100+ -
Nghị luận xã hội về câu chuyện Một người ăn xin (2 Dàn ý + 12 mẫu)
100.000+ -
Đoạn văn nghị luận về giữ gìn vệ sinh trường lớp (8 Mẫu)
50.000+ -
Đoạn văn nghị luận về phương pháp học tập (11 mẫu)
100.000+ 4 -
Đoạn văn nghị luận về tình yêu thương (Dàn ý + 32 mẫu)
1M+ 2