Bộ đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2024 - 2025 (Sách mới) 3 Đề thi cuối kì 2 Lịch sử 10 (Cấu trúc mới + 3 sách)
Bộ đề thi cuối kì 2 Lịch sử 10 năm 2025 gồm 3 đề kèm theo bảng ma trận có đáp án giải chi tiết. Qua đề kiểm tra Lịch sử 10 học kì 2 giúp các bạn học sinh ôn luyện củng cố kiến thức để biết cách ôn tập đạt kết quả cao.
TOP 3 Đề thi cuối kì 2 Lịch sử 10 năm 2025 được biên soạn gồm 3 đề theo Công văn 7991 với cấu trúc đề gồm trắc nghiệm lựa chọn đáp án đúng, trắc nghiệm đúng sai có đáp án giải chi tiết. Hi vọng qua đề kiểm tra cuối kì 2 Lịch sử 10 sẽ giúp các em học sinh lớp 10 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề tốt hơn. Bên cạnh đề thi học kì 2 môn Lịch sử 10 các bạn xem thêm: bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 10, bộ đề thi học kì 2 Tiếng Anh 10.
Bộ đề kiểm tra cuối kì 2 Lịch sử 10 năm 2025 (Công văn 7991)
1. Đề kiểm tra học kì 2 môn Lịch sử 10 Cánh diều năm 2025
1.1 Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 10
TRƯỜNG THPT……. |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN: LỊCH SỬ 10 |
PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1 “Cư dân Đông Nam Á thờ thần Lúa để bảo trợ cho sản xuất nông nghiệp”. Thông tin trên phản ánh tín ngưỡng nào sau đây của cư dân Đông Nam Á?
A. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
B. Tín ngưỡng phồn thực
C. Tín ngưỡng tờ thần tự nhiên
D. Tín ngưỡng thờ thần động vật
Câu 2:
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”
Ngày giổ tổ Hùng Vương của Việt Nam hàng năm là một biểu hiện của hình thức thức tín ngưỡng nào sau đây?
A. Thờ thần động vật
B. Thờ thần tự nhiên.
C. Thờ cúng tổ tiên.
D. Tín ngưỡng phồn thực.
Câu 3: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm của các hình thức tín ngưỡng bản địa của cư dân Đông Nam Á ?
A. Xuất hiện trước các tôn giáo và được bảo tồn trong quá trình phát triển
B. Tồn tại độc lập với các tôn giáo từ bên ngoài du nhập và có sự thống nhất
C. Các tín ngưỡng đa dạng nhưng không có sự tương đồng giữa các quốc gia
D. Xuất phát từ đặc thù kinh tế nông nghiệp và có sự thống nhất trong đa dạng.
Câu 4: “Cư dân Đông Nam Á thờ các con vật gần gũi với cuộc sống của xã hội nông nghiệp như trâu, cóc, chim, rắn…”. Thông tin trên phản ánh tín ngưỡng nào sau đây của cư dân Đông Nam Á?
A. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
B. Tín ngưỡng phồn thực
C. Tín ngưỡng tờ thần tự nhiên
D. Tín ngưỡng thờ thần động vật
Câu 5: Tôn giáo nào sau đây có nguồn gốc từ Ấn Độ và được truyền bá mạnh mẽ vào khu vực Đông Nam Á?
A. Phật giáo
B. Đạo giáo
C. Hồi giáo
D. Thiên chúa giáo
Câu 6: Từ thế kỉ XVI, thông qua hoạt động của các gião sĩ phương Tây, tôn giáo nào sau đây đã từng bước được du nhập vào Đông Nam Á ?
A. Phật giáo
B. Đạo giáo
C. Hồi giáo
D. Thiên chúa giáo
Câu 7: Từ khoảng thế kỉ XIII, tôn giáo nào theo chân các thương nhân A-rập và Ấn Độ du nhập vào Đông Nam Á?
A. Ấn Độ giáo.
B. Thiên Chúa giáo.
C. Phật giáo.
D. Hồi giáo.
Câu 8. Những tôn giáo nào sau đây có nguồn gốc từ Ấn Độ và được truyền bá mạnh mẽ vào khu vực Đông Nam Á?
A. Phật giáo, Hin-đu giá
o. B. Phật giáo, Hồi giáo
C. Hồi giáo, Hin-đu giáo.
D. Hin-đu giáo, Công giáo.
Câu 9. Ở khu vực Đông Nam Á, quốc gia nào sau đây chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất của văn minh Trung Hoa?
A. Việt Nam.
B. Thái Lan.
C. Ma-lai-xi-a.
D. Mi-an-ma.
Câu 10: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm của các tôn giáo ở khu vực Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?
A. Các tôn giáo đều được du nhập trước khi tín ngưỡng bản địa hình thành.
B. Các tôn giáo đa dạng nhưng cùng tồn tại và phát triển một cách hòa hợp.
C. Hồi giáo được du nhập đầu tiên vào Đông Nam Á và nhanh chóng phát triển.
D. Quá trình du nhập của các tôn giáo không thông qua hoạt động thương mại.
........
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Thủ công nghiệp nhà nước do triều đình trực tiếp quản lí được chú trọng. Cục Bách tác và các quan xưởng tại Thăng long là nơi sản xuất đồ dùng phục vụ nhà nước, vua, quan trong triều đình. Các hoạt động sản xuất chủ yếu là đúc tiền kim loại, đóng thuyền lớn, sản xuất vũ khí cho quân đội,...
(SGK Lịch sử 10, bộ Cánh Diều, trang 72)
a. Cục Bách tác là tên gọi của các xưởng thủ công nhà nước.
b. Cục Bách tác chuyên sản xuất đồ dùng phục vụ nhà nước, vua, quan trong triều đình.
c. Đúc tiền kim loại, đóng thuyền lớn, sản xuất vũ khí cho quân đội là hoạt động sản xuất chủ yếu của thủ công nghiệp dân gian.
d. Các sản phẩm do các quan xưởng sản xuất có thể trao đổi mua bán trong nhân dân.
Câu 2: Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Chăm – pa là một trong những nền văn hóa chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Ấn Độ trên hầu hết các lĩnh vực chính trị, tôn giáo và văn hóa – nghệ thuật. Nghệ thuật kiến trúc đền tháp cũng như các tác phẩm điêu khắc Chăm – pa ở Thừa Thiên Huế đều nằm trong truyền thống chung của nghệ thuật Chăm – pa ở miền Trung…..; đề tài thể hiện trên các tác phẩm điêu khắc Chăm – pa ở khu vực phản ánh một cách đậm nét nội dung tư tưởng trong thần thoại Ấn Độ. Đó là hệ thống thần linh trong Hin – đu giáo như Si – va, Bra – ma, Vít – xnu, Pa – va – ti, các vị thần tám phương bốn hướng, Ra – va – na hay các con vật huyền thoại như bò thần Nan – đin, chim thần Ga – ru – đa, thủy quái Ma – ka – ra”.
(Nguyễn Văn Quảng, “Các di tích đền tháp Chăm – pa ở Thừa Thiên Huế: Tư liệu và nhận thức”, in trong Những vấn đề lịch sử và văn hóa Chăm – pa, NXB Thế giới, Hà Nội, 2021, tr.81 – 82)
a. Đoạn tư liệu cung cấp thông tin về ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến văn minh Chăm – pa trên tất cả các lĩnh vực chính trị, tôn giáo, văn hóa – nghệ thuật.
b. Chỉ có nghệ thuật kiến trúc điêu khắc Chăm – pa ở Thừa Thiên Huế chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn minh Ấn Độ.
c. Các nhân vật trong thần thoại Ấn Độ đã trở thành đề tài chủ yếu trong các tác phẩm điêu khắc của cư dân Chăm – pa.
d. Các vị thần như Si – va, Bra – ma, Vít – xnu được thờ tự trong đền tháp Chăm đều là các vị thần của đạo Hin – đu và đạo Phật.
.............
Xem đầy đủ đề thi trong file tải về
1.2 Đáp án đề thi học kì 2 Lịch sử 10
Xem đầy đủ đáp án đề thi trong file tải về
1.3 Ma trận đề thi học kì 2 Lịch sử lớp 10
Thành phần năng lực |
Cấp độ tư duy |
|||||
|
PHẦN I |
PHẦN II |
||||
|
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Tìm hiểu lịch sử |
6 |
3 |
|
1 |
4 |
|
Nhận thức và tư duy lịch sử |
6 |
5 |
|
2 |
4 |
|
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học |
|
1 |
3 |
|
|
5 |
TỔNG |
12 |
9 |
3 |
3 |
8 |
5 |
|
24 |
16 |
................
2. Đề thi cuối kì 2 Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo năm 2025
2.1 Đề kiểm tra học kì 2 Lịch sử 10
TRƯỜNG THPT……. |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN: LỊCH SỬ 10 |
PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1: Một trong những tác phẩm văn học viết tiêu biểu của Malayxia thời kì cổ - trung đại là
A. Sử thi Đẻ đất đẻ nước.
B. Truyện sử Me-lay-u.
C. Truyện Kiều.
D. Ức trai thi tập
Câu 2: Tác phẩm nào sau đây không phải là thành tựu văn học của Việt Nam thời kì cổ - trung đại?
A. Tây du kí
B. Truyện Kiều
C. Hịch tướng sĩ
D. Bình ngô đại cáo
Câu 3: Tác phẩm nào sau đây là thành tựu văn học của Cam – pu – chia thời kì cổ - trung đại?
A. Tam quốc diễn nghĩa
B. Hồng lâu mộng
C. Nam quốc sơn hà
D. Riêm Kê
Câu 4: Một trong những công trình kiến trúc điển hình ở khu vực Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại là
A. đền tháp Bô-rô-bu-đua
B. vạn lý trường thành
C. đấu trường Rô - ma
D. kim tự tháp
Câu 5: Điền vào chỗ trống để hoàn thành câu dưới đây: “Khu đền Ăng-co Vát và Ăng-co Thom ở Cam-pu-chia, Thạt Luổng ở Lào, tháp Chàm ở Việt Nam vừa mang dáng dấp kiến trúc của ..............., vừa có nét độc đáo riêng của nền văn hoá dân tộc, là những di tích lịch sử - văn hoá nổi tiếng thế giới”.
A. Trung Quốc
B. Thái Lan
C. Ấn Độ
D. In-đô-nê-xi-a
Câu 6. Công trình kiến trúc nào ở khu vực Đông Nam Á là di sản văn hóa thế giới?
A. tháp Thạt Luổng
B. Đền Pác – tê – nông
C. Vạn lý trường thành
D. Kim tự tháp
Câu 7: Nghệ thuật kiến trúc Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của kiến trúc
A. Ấn Độ.
B. Ai Cập.
C. Hi Lạp.
D. La Mã.
Câu 8 Một trong những công trình kiến trúc Phật giáo điển hình ở khu vực Đông Nam Á là
A. chùa Vàng
B. cố cung Bắc Kinh
C. Đền Ăng-co-vát.
D. lăng mộ Ta – giơ Ma - han.
Câu 9: Một trong những công trình điêu khắc tiêu biểu ở khu vực Đông Nam Á thòi kì cổ - trung đại là
A. trống đồng Đông Sơn
B. tượng lực sĩ ném đĩa
C. tượng thần vệ nữ Mi – lô
D. đấu trường La Mã
Câu 10: Nội dung nào sau đây là điểm tương đồng giữa văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại với văn minh phương Tây thời kì cổ đại?
A. Cùng theo một tôn giáo, tín ngưỡng
B. Có thành tựu phong phú, đa dạng
C. Có kinh tế nông nghiệp là chủ đạo
D. Cùng sử dụng chung một ngôn ngữ
Câu 11 Nội dung nào sau đây là nguy cơ của nền văn minh Đông Nam Á trước xu thế toàn cầu hóa hiện nay?
A. Phát triển ngày càng đa dạng, phong phú hơn.
B. Tiếp nhận thêm nhiều yếu tố văn hóa mới tích cực.
C. Đánh mất dần bản sắc văn hóa của các dân tộc.
D. Học hỏi được những tiến bộ kĩ thuật bên ngoài.
Câu 11: Nhà nước nào sau đây ở Việt Nam ra đời vào khoảng thế kỉ VII TCN?
A. Văn Lang
B. Âu Lạc
C. Phù Nam
D. Đại Việt
Câu 12: Kinh đô của nhà nước Văn Lang đặt tại
A. Cổ Loa (Hà Nội)
B. Phong Châu (Phú Thọ)
C. Phú Xuân (Huế)
D. Quy Nhơn (Bình Định)
Câu 13: Năm 208 TCN, nước Âu Lạc ra đời, đặt kinh đô tại
A. Đông Anh (Hà Nội).
B. Phong Châu (Phú Thọ).
C. Trà Kiệu (Quảng Nam).
D. Thoại Sơn (An Giang).
Câu 14: Đứng đầu nhà nước Văn Lang là Vua Hùng, giúp việc cho vua là
A. tể tướng
B. Lục bộ
C. Lạc hầu
D. đại hành khiển
............
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau đây
“Trống đồng Đông Sơn là đỉnh cao của kĩ thuật chế tác đồng thau của người Việt cổ. Hoa văn trên trống khắc họa những sinh hoạt kinh tế, xã hội, văn hóa đương thời. Trống đồng không chỉ là nhạc khí mà còn là biểu tượng cho quyền lực, tôn giáo,… Trống được dùng trong các lễ hội, nghi lễ tôn giáo và trong chiến đấu. Khi có giặc ngoại xâm, tiếng trống vang lên là lời hiệu triệu nhân dân khắp nơi tụ về chiến đấu. Trống đồng Đông Sơn tiêu biểu cho nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc, là một trong những biểu tượng của văn hóa Việt Nam”.
(Sách giáo khoa Lịch sử 10, Bộ chân trời sáng tạo, tr.67)
a. Hiện nay, trống đồng Đông Sơn được coi là hiện vật duy nhất chứng minh cho kĩ thuật chế tác đồng thau của người Việt cổ đạt đến đỉnh cao.
b. Thông qua các hoa văn được khắc họa trên trống đồng Đông Sơn, các nhà sử học thể phục dựng được một phần bức tranh đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang – Âu Lạc.
c. Không chỉ dùng trong các lễ nghi tôn giáo, trống đồng Đông Sơn còn là một nhạc cụ phổ biến của cư dân Văn Lang – Âu Lạc trong các dịp lễ tết.
d. Trống đồng Đông Sơn là biểu tượng của văn minh Văn Lang – Âu Lạc, đồng thời cũng là biểu tượng duy nhất của văn hóa Việt Nam.
Câu 2: Đọc đoạn tư liệu sau đây
“Cư dân Văn Lang – Âu Lạc có nền văn học truyền miệng phát triển, với nhiều truyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích kể về các vị thần, các nhân vật anh hùng, sự tích. Các truyện Lạc Long Quân và Âu Cơ, Sơn Tinh – Thủy Tinh, Tháng Gióng, Bánh chưng, bánh giầy, Trầu cau,…là những viên ngọc quý trong kho tàng văn học thời dựng nước.”
(Sách giáo khoa lịch sử 10, Bộ chân trời sáng tạo, tr.68)
a. Đoạn tư liệu cung cấp thông tin thành tựu về chữ viết, văn học của cư dân Văn Lang – Âu Lạc.
b. Cư dân Văn Lang – Âu Lạc có chữ viết riêng và sớm tạo dựng được một nền văn học viết phát triển rực rỡ.
c. Kho tàng văn học dân gian của cư dân Văn Lang – Âu Lạc rất phong phú với nhiều thể loại như thần thoại, truyền thuyết, truyện ngắn, kí sự…
d. Các truyện như Lạc Long Quân và Âu Cơ, Sơn Tinh – Thủy Tinh, Tháng Gióng đều kể về các nhân vật anh hùng có thật trong lịch sử.
...........
Tải file về để xem đầy đủ đề thi học kì 2 Lịch sử 10
2.2 Đáp án đề thi học kì 2 Lịch sử 10
Xem đầy đủ đáp án đề thi trong file tải về
2.3 Ma trận đề thi học kì 2 môn Lịch sử 10
Thành phần năng lực |
Cấp độ tư duy |
|||||
PHẦN I |
PHẦN II |
|||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
|
Tìm hiểu lịch sử |
6 |
3 |
|
1 |
4 |
|
Nhận thức và tư duy lịch sử |
6 |
5 |
|
2 |
4 |
|
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học |
|
1 |
3 |
|
|
5 |
TỔNG |
12 |
9 |
3 |
3 |
8 |
5 |
24 |
16 |
.............
Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 2 Lịch sử 10
3. Đề thi học kì 2 Lịch sử 10 Kết nối tri thức năm 2025
3.1 Đề thi học kì 2 Lịch sử 10
TRƯỜNG THPT……. |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN: LỊCH SỬ 10 |
PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Nguyên tắc trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là gì?
A. “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết”.
B. Đoàn kết, tương trợ nhau cùng phát triển.
C. Đoàn kết, bình đẳng, tương trợ nhau cùng phát triển.
D. Nghiêm cấm mọi hành vi kì thị, chia rẽ chủng tộc.
Câu 2. Hoạt động kinh tế chính của người Kinh và một số dân tộc thiểu số là gì?
A. Nông nghiệp.
B. Nông nghiệp trồng lúa nước.
C. Dịch vụ.
D. Công nghiệp.
Câu 3. Dân tộc nào là chiếm đa số ở Việt Nam?
A. Kinh.
B. Tày.
C. Thái.
D. Mường.
Câu 4. Lễ hội của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam chủ yếu được tổ chức với quy mô như thế nào?
A. Làng/bản và tộc người.
B. Quốc gia và quốc tế.
C. Làng/bản và quốc tế.
D. Tộc người và quốc tế.
Câu 5. Thành phần dân tộc theo dân số ở Việt Nam hiện nay được chia thành hai nhóm là dân tộc đa số và
A. dân tộc phát triển.
B. dân tộc đang phát triển.
C. dân tộc thiểu số.
D. dân tộc phổ biến.
Câu 6. Khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam được hình thành dựa trên cơ sở nào sau đây?
A. Nhu cầu trị thủy phục vụ sản xuất nông nghiệp.
B. Nhu cầu phát triển kinh tế để hội nhập sâu rộng.
C. Nhu cầu tiến hành chiến tranh mở rộng lãnh thổ.
D. Nhu cầu trao đổi và giao thương giữa các vùng.
Câu 7. Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, các dân tộc thiểu số ở miền núi, trung du chủ yếu phát triển hoạt động canh tác
A. lúa nước.
B. nương rẫy.
C. trang trại.
D. đồn điền.
Câu 8. 54 dân tộc ở Việt Nam được chia thành bao nhiêu ngữ hệ?
A. 54 ngữ hệ.
B. 8 ngữ hệ.
C. 10 ngữ hệ.
D. 5 ngữ hệ.
Câu 9. Điểm nổi bật nhất trong chính sách dân tộc của Nhà nước Việt Nam hiện nay là gì?
A. Tính tổng thể.
B. Tính toàn diện.
C. Có trọng điểm.
D. Tính tổng thể.
Câu 10. Một trong nhóm những ngữ hệ của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam là
A. Mông – Dao.
B. Đông Á.
C. Tây Á.
D. Bắc Á.
Câu 11. Kiểu nhà phổ biến của đồng bào các dân tộc thiểu số sống ở miền núi, trung du và cao nguyên của Việt Nam là
A. nhà trệt.
B. nhà sàn.
C. nhà tầng.
D. chung cư.
Câu 12. Một trong những chính sách củng cố khối đại đoàn kết dân tộc của các triều đại phong kiến Việt Nam là
A. gả công chúa cho thủ lĩnh người dân tộc vùng biên giới.
B. chia ruộng đất trong cả nước cho mọi tầng lớp nhân dân.
C. xóa bỏ mọi tô thuế cho các dân tộc thiểu số ở miền núi.
D. luôn dùng quân sự buộc các tù trưởng miền núi thần phục.
Câu 13. Nội dung nào sau đây là chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước trên lĩnh vực kinh tế?
A. Phát triển các ngành sản xuất phù hợp với từng dân tộc.
B. Tập trung phát triển giáo dục – đào tạo, chăm sóc y tế.
C. Củng cố an ninh, quốc phòng ở các địa bàn chiến lược.
D. Phát triển hệ thống thông tin liên lạc và công trình văn hóa.
Câu 14. Nhà ở truyền thống của người Kinh là loại nhà nào?
A. Nhà trệt xây bằng gạch hoặc đắp bằng đất.
B. Nhà sàn làm bằng gỗ, tre, nứa, lá.
C. Nhà nửa sàn, nửa trệt.
D. Nhà nhiều tầng.
............
Tải file về để xem thêm nội dung đề thi
3.2 Ma trận đề thi học kì 2 Lịch sử 10
Nội dung |
Cấp độ |
Năng lực |
Số ý/câu |
Câu hỏi |
||||
|
|
Tìm hiểu lịch sử |
Nhận thức và tư duy lịch sử |
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học |
TN nhiều đáp án (số câu) |
TN đúng sai (số ý) |
TN nhiều đáp án (số câu) |
TN đúng sai (số ý) |
CHỦ ĐỀ 7. CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM |
24 |
16 |
24 |
16 |
||||
Bài 11. Các dân tộc trên đất nước Việt Nam |
Nhận biết |
Nêu được thành phần tộc người theo dân số. |
|
|
5 |
1 |
C3, C5, C8, C10, C15 |
C1a |
|
Thông hiểu |
|
Trình bày được việc phân chia tộc người theo ngữ hệ. |
|
2 |
2 |
C17, C20 |
C1b, C1c, |
|
Vận dụng |
|
Tìm hiểu về các dân tộc ở địa phương. |
Giải thích được một số thuật ngữ, khái niệm về tộc người. |
1 |
1 |
C21 |
C1d |
Bài 12. Khái quát về đời sống vật chất và tinh thần cộng đồng các dân tộc Việt Nam |
Nhận biết |
Kể tên một số ngành nghề thủ công của các dân tộc ở Việt Nam. |
Trình bày những nét chính về hoạt động thương nghiệp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. |
|
5 |
1 |
C2, C4, C7, C11, C14 |
C2a |
|
Thông hiểu |
Nêu một số nét chính về hoạt động sản xuất nông nghiệp của các dân tộc ở Việt Nam. |
Trình bày được những nét chính về đời sống vật chất của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. |
|
2 |
3 |
C16, C19 |
C2b, C2c, C2d, |
...................
Xem đầy đủ ma trận đề kiểm tra học kì 2 Lịch sử 10 trong file tải về
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 30
-
Báo cáo kết quả Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
-
Bộ đề ôn tập cuối năm Toán lớp 3 năm 2023 - 2024
Mới nhất trong tuần
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2024 - 2025 (Sách mới)
50.000+ -
Bộ đề thi học kì 2 môn Sinh học 10 năm 2024 - 2025 sách Cánh diều
5.000+ -
Bộ đề thi học kì 2 môn Sinh học 10 năm 2024 - 2025 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
5.000+ 2 -
Bộ đề thi học kì 2 môn Hóa học 10 năm 2024 - 2025 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
10.000+ -
Bộ đề thi học kì 2 môn Sinh học 10 năm 2024 - 2025 sách Chân trời sáng tạo
5.000+ -
Bộ câu hỏi ôn thi học kì 2 môn Công nghệ 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
100+ -
Bộ đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 10 năm 2024 - 2025 (Sách mới)
50.000+ -
Bộ đề thi học kì 2 môn Công nghệ 10 năm 2024 - 2025 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
5.000+ -
Bộ đề thi học kì 2 môn Công nghệ 10 năm 2024 - 2025 sách Cánh diều
1.000+ -
Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 học kì 2
10.000+