Viết: Kể chuyện sáng tạo (Thay đổi cách mở đầu và kết thúc câu chuyện) - Tiếng Việt 5 Cánh diều Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều tập 2 Bài 14
Viết: Kể chuyện sáng tạo (Thay đổi cách mở đầu và kết thúc câu chuyện) giúp các em học sinh lớp 5 nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 5 tập 2 Cánh diều trang 58, 59. Qua đó, giúp các em thay đổi cách mở đầu câu chuyện trong bài đọc Những chấm mà không nhỏ, cách kết thúc câu chuyện một bài đọc mà em đã học ở lớp Năm.
Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Kể chuyện sáng tạo (Thay đổi cách mở đầu và kết thúc câu chuyện) của Bài 14: Gương kiến quốc - Chủ điểm Đất nước theo chương trình mới cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com để chuẩn bị thật tốt cho tiết học.
Kể chuyện sáng tạo (Thay đổi cách mở đầu và kết thúc câu chuyện) Cánh diều
Soạn Tiếng Việt 5 tập 2 Cánh diều trang 58, 59
Nhận xét
Đọc hai đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
(1) Sáng Chủ nhật, tiệm tạp hoá của cô Thị vừa mở của đã có khách. Đó là hai cha con một cậu bé từ xa đến. Thấy cô chủ tiệm mở cửa, cậu bé đi vào, lễ phép chào rồi lấy ra một cái phong bì. Cậu bé đưa cái phong bì cho cô chủ tiệm, ấp úng: “Cô ơi! Tiền này không phải của con". Cô chủ ngạc nhiên nhìn hai cha con. Người cha giải thích một hồi, cô mới hiểu đầu đuôi câu chuyện. Thì ra, chuyện là thế nào...
(2) Thế rồi một buổi sáng, tiệm tạp hoá có hai vị khách ghé thăm. Đó là Hải được ba đưa đến tận nơi để trả lại số tiền không phải của em. Cô chủ tiệm rất cảm động vì chuyện xảy ra đã rất lâu mà cậu bé vẫn còn nhớ. Cô càng cảm động hơn nữa khi được biết Hải sẽ đem toàn bộ số tiền tiết kiệm ủng hộ các bạn nhỏ ở vùng lũ lụt. Cô đưa thêm mấy trăm nghìn, nhờ Hải giúp cô gửi đến đồng bào bị thiên tai. Hai cha con cảm ơn có, rồi ra về để còn kịp đóng góp thêm với cô bác trong xóm.
a) Hãy so sánh đoạn văn (l) với đoạn mở đầu của bài đọc Cậu bé và con heo đất. Cách mở đầu mới này có gì khác với cách mở đầu trong bài đọc?
b) Hãy so sánh đoạn văn (2) với đoạn kết thúc của bài đọc Cậu bé và con heo đất. Cách kết thúc mới này có gì khác so với cách kết thúc trong bài đọc?
c) Việc thay đổi cách mở đầu hoặc kết thúc câu chuyện có làm thay đổi nội dung chính của câu chuyện không? Vì sao?
Trả lời
a) Ở đoạn văn 1 có sự sáng tạo thêm về chi tiết lời nói của nhân vật bạn Hải, còn ở đoạn mở đầu bài Cậu bé và con heo đất chỉ có lời kể của người dẫn chuyện
b) Cách kết thúc của đoạn văn 2 có bổ sung thêm chi tiết ở đầu đoạn
c) Việc thay đổi cách mở đầu hoặc kết thúc câu chuyện không làm thay đổi nội dung chính của câu chuyện, vì việc mở đầu và kết thúc của 2 đoạn văn trên chỉ sáng tạo thêm những chi tiết hoặc lời thoại của nhân vật để làm tăng thêm sự sáng tạo cho đoạn văn
Luyện tập
Chọn 1 trong 2 đề sau:
1. Thay đổi cách mở đầu câu chuyện trong bài đọc Những chấm mà không nhỏ (trang 33 – 34).
2. Chọn một bài đọc mà em đã học ở lớp Năm và thay đổi cách kết thúc câu chuyện trong bài đọc đó.
Trả lời
1. Từ khi còn nhỏ, ắt hẳn mỗi chúng ta ai cũng đã từng được xem qua hình ảnh bản đồ đất nước Việt Nam nhỉ. Đất nước Việt Nam trên bản đồ là một hình chữ S uốn cong trải dài giống như một con rồng đang bay lên vậy. Cả bản đồ được nối liền với nhau bởi những nét đứt đánh dấu ranh giới lãnh thổ của nước ta và các nước khác. Hình chữ S chạy dài đó bao bọc toàn bộ Bắc Trung Nam như sự đoàn kết của dân tộc Việt Nam ta.
>> Tham khảo: Thay đổi cách mở đầu câu chuyện trong bài đọc Những chấm nhỏ mà không nhỏ
2. Sau khi nghe lời bố tô điểm lại những gì còn thiếu trong tấm bản đồ mà mình đã vẽ, em nhận ra,bản đồ Việt Nam ta hoàn chỉnh và đầy đủ nhất khi có cả những chấm nhỏ này, những chấm nhỏ thể hiện cho hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ như quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Côn Đảo, Phú Quốc và còn rất nhiều các hòn đảo nhỏ khác bao quanh và trải dài khắp đất nước ta.
>> Tham khảo: Thay đổi cách kết thúc câu chuyện trong bài đọc đã học ở lớp Năm
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Giáo án Tiếng Việt 4 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
-
Bộ đề thi học kì 1 môn Toán, Tiếng Việt lớp 4 theo Thông tư 27
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Mới nhất trong tuần
-
Tự đánh giá: Đua tài sáng tạo
100+ -
Góc sáng tạo: Trò chơi Trại hè quốc tế
100+ -
Luyện từ và câu: Luyện tập liên kết câu bằng từ ngữ nối - Tiếng Việt 5 Cánh diều
100+ -
Đọc: Cô gái mũ nồi xanh - Tiếng Việt 5 Cánh diều
100+ -
Đọc: Người được phong ba danh hiệu Anh hùng - Tiếng Việt 5 Cánh diều
100+ -
Nói và nghe: Trao đổi Chúng mình ra biển lớn - Tiếng Việt 5 Cánh diều
100+ -
Viết: Trả bài viết chương trình hoạt động - Tiếng Việt 5 Cánh diều
1.000+ -
Viết: Kể chuyện sáng tạo (Ôn tập) - Tiếng Việt 5 Cánh diều
100+ -
Luyện từ và câu: Liên kết câu bằng từ ngữ nối - Tiếng Việt 5 Cánh diều
100+ -
Đọc: Ngày hội - Tiếng Việt 5 Cánh diều
100+