Vật lí 11 Bài 1: Cường độ dòng điện Giải Lý 11 Cánh diều trang 86, 87, 88, 89, 90
Giải Vật lí 11 Cánh diều Bài 1: Cường độ dòng điện giúp các em học sinh lớp 11 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để biết cách trả lời các câu hỏi trang 86, 87, 88, 89, 90 thuộc chủ đề 4 Dòng điện mạch điện.
Giải Lý 11 Bài 1 Cánh diều các em sẽ hiểu được kiến thức lý thuyết về Cường độ dòng điện và biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi của Bài 1 Chủ đề 4 trong sách giáo khoa Vật lí 11. Đồng thời qua đó giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình.
Vật lí 11 Bài 1: Cường độ dòng điện
I. Chuyển động có hướng của hạt mang điện
Câu hỏi 1
Các hạt mang điện trong kim loại có đặc điểm gì?
Lời giải:
Các hạt mang điện trong kim loại là các electron tự do chuyển động nhiệt hỗn loạn.
Câu hỏi 2
Tại sao các electron chuyển động có hướng khi nối dây dẫn với nguồn điện?
So sánh chiều chuyển động thành dòng của các electron trong kim loại với chiều dòng điện quy ước chạy qua dây dẫn.
Lời giải:
- Khi nối dây dẫn với nguồn điện, có một hiệu điện thế đặt vào hai đầu kim loại, nguồn điện tác dụng lực lên các electron dẫn làm chúng vừa chuyển động hỗn loạn vừa di chuyển theo chiều từ cực âm hướng về cực dương.
- Chiều chuyển động thành dòng của các electron trong kim loại ngược với chiều dòng điện quy ước chạy qua dây dẫn.
+ Chiều của dòng điện quy ước chạy qua dây dẫn là chiều từ cực dương của nguồn điện đang tạo ra dòng điện, qua dây dẫn đến cực âm của nguồn điện.
+ Chiều của các electron là chiều từ cực âm đến cực dương.
Câu hỏi 3
Tại sao các ion mang điện tích trái dấu chuyển động ngược chiều nhau?
Lời giải:
Các ion mang điện tích trái dấu chuyển động ngược chiều nhau vì dưới tác dụng của điện trường do nguồn điện tạo ra, ion dương bị hút về phía cực âm nên sẽ chuyển động cùng chiều điện trường đi về phía cực âm, ion âm bị hút về phía cực dương nên chuyển động ngược chiều điện trường đi về phía cực dương.
Câu hỏi 4
Dòng điện có thể chạy qua nước sông, nước máy không? Tại sao?
Lời giải:
Dòng điện hoàn toàn có thể chạy qua nước sông, nước máy vì trong nước sông, nước máy có lẫn rất nhiều các hạt mang điện, các ion kim loại, ….
II. Cường độ dòng điện
Luyện tập 1
Kể tên một số thiết bị điện. Thiết bị này hoạt động dựa trên tác dụng nào của dòng điện?
Thiết bị này hoạt động mạnh khi nào?
Lời giải:
- Một số thiết bị điện: bóng đèn sợi đốt, bàn là, nồi cơm điện, …
- Bóng đèn sợi đốt hoạt động dựa trên tác dụng phát sáng của dòng điện.
- Bàn là hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện.
- Nồi cơm điện hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện.
- Các thiết bị này hoạt động mạnh khi cường độ dòng điện qua chúng tăng lên.
Luyện tập 2
Nối hai đầu một đèn sợi đốt vào hai cực của một viên pin.
– Chiều và cường độ dòng điện qua đèn có thay đổi theo thời gian không?
– Cho biết trong 4 s có điện lượng 2 C chạy qua đèn. Xác định cường độ dòng điện chạy qua đèn.
Lời giải:
- Chiều và cường độ dòng điện qua đèn không thay đổi theo thời gian.
- Cường độ dòng điện chạy qua đèn: \(I=\frac{q}{t}=\frac{2}{4}=0,5A\).
Luyện tập 3
Dòng điện chạy qua một dây dẫn bằng kim loại có cường độ là 1 A. Tính số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn này trong khoảng thời gian 1 s.
Lời giải:
Số electron dịch chuyển: \(n=\frac{q}{e}=\frac{1.1}{1,6.10^{-19} }=6,25.10^{18}\) (hạt)
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 30
-
Báo cáo kết quả Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
Mới nhất trong tuần
-
Văn mẫu lớp 11: Suy nghĩ về vẻ đẹp của một bức tranh hoặc pho tượng mà em cho là có giá trị
10.000+ -
Dàn ý phân tích Đây mùa thu tới của Xuân Diệu (3 Mẫu)
10.000+ -
Phân tích bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu
10.000+ -
Bàn luận về sức hấp dẫn của một bộ phim mà em yêu thích
50.000+ -
Viết bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật
50.000+ -
Phân tích tác phẩm Thương nhớ mùa xuân (2 Mẫu)
1.000+ -
Phân tích vẻ đẹp nhân vật Đan-kô
10.000+ -
Phân tích nhân vật cô Hiền trong Một người Hà Nội
50.000+ -
Viết bài thuyết minh tổng hợp (Dàn ý + 3 Mẫu)
5.000+ -
Viết bài văn nghị luận về hiện tượng sính dùng tiếng nước ngoài trong giao tiếp hằng ngày của giới trẻ Việt Nam
10.000+