Soạn bài Con đường đến trường (trang 46) Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 1 - Tuần 5
Soạn bài Con đường đến trường sách Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống, giúp các em chuẩn bị trước các câu hỏi phần đọc, viết, luyện tập của trang 46, 47, 48, 49, 50 SGK Tiếng Việt 3 tập 1.
Qua đó, cũng hiểu hơn được ý nghĩa của Bài 10: Con đường đến trường - Tuần 5, chủ đề Cổng trường rộng mở để chuẩn bị thật tốt kiến thức trước khi tới lớp, cũng như bài tập về nhà. Ngoài ra, còn giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh. Chi tiết mời thầy cô và các em theo dõi trong bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Soạn bài Con đường đến trường Kết nối tri thức với cuộc sống
Soạn bài phần Đọc: Con đường đến trường
Khởi động
Trao đổi với bạn: Em thích quan sát những gì trên đường đi học?
Gợi ý trả lời:
Trên đường đi học, em thích quan sát quang cảnh xung quanh.
Câu 1
Ở đoạn 1, con đường đến trường của bạn nhỏ thể hiện lên như thế nào?
Gợi ý trả lời:
- Hình dáng con đường: nằm vắt vẻo lưng chừng đồi.
- Bề mặt đường: mấp mô
- Hai bên đường: lúp xúp những bụi cây cỏ dại, cây lạc tiên
Câu 2
Con đường được miêu tả như thế nào?
- Vào những ngày nắng
- Vào mùa mưa
Gợi ý trả lời:
- Vào những ngày nắng: đất dưới chân xốp nhẹ như bông
- Vào mùa mưa: con đường lầy lội và trơn trượt.
Câu 3
Vì sao các bạn nhỏ không nghỉ một buổi học nào kể cả khi trời mưa rét?
Gợi ý trả lời:
Các bạn nhỏ không nghỉ buổi học nào kể cả khi trời mưa rét vì vào những ngày này, cô giáo thường đón đường, đi cùng các bạn nhỏ vào lớp.
Câu 4
Theo em, bạn nhỏ có tình cảm như thế nào với cô giáo?
Gợi ý trả lời:
Theo em, bạn nhỏ rất yêu thương, quý mến và kính trọng cô giáo của mình
Câu 5
Con đường đi học của các bạn nhỏ trong bài gợi cho em những suy nghĩ gì?
Gợi ý trả lời:
Em thấy các bạn nhỏ trong bài đọc là những bạn nhỏ chăm chỉ, ngoan ngoãn. Dù đường đến trường rất khó khăn, nguy hiểm nhưng các bạn không hề ngần ngại, đi học đầy đủ dù trời có mưa hay nắng.
Soạn bài phần Viết: Ôn chữ viết hoa D, Đ
Câu 1
Viết tên riêng: Bình Dương
Câu 2
Viết câu:
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông
(Nguyễn Du)
Soạn bài phần Luyện tập
Luyện từ và câu
Câu 1: Tìm những từ ngữ chỉ đặc điểm của con đường
M: mấp mô
Gợi ý trả lời:
Các từ ngữ chỉ đặc điểm của con đường: bằng phẳng, lầy lội, sạch đẹp, thẳng tắp, ngoằn ngoèo, khúc khuỷu, gồ ghề, trơn trượt,…
Câu 2: Tìm thêm các từ ngữ chỉ đặc điểm cho mỗi nhóm dưới đây và đặt câu với từ ngữ tìm được.
Gợi ý trả lời:
- Từ chỉ màu sắc: đỏ thắm, đen sì
Mái nhà em tô màu đỏ thắm.
Chú chó mực có bộ lông đen sì
- Từ chỉ âm thanh: xôn xao, róc rách.
Các bạn đang bàn tán xôn xao về chuyến tham quan tuần tới.
Suối chảy róc rách.
- Từ chỉ hương vị: cay, đắng
Bố em ăn cay rất giỏi.
Quả mướp này rất đắng.
Câu 3: Chọn từ chỉ đặc điểm trong khung thay cho ô vuông.
xanh um, nhộn nhịp, đỏ rực, râm ran, sớm
Buổi sáng, Nam đạp xe tới trường trên con đường quen thuộc. Hè đã sang, mấy cành phượng vĩ nở hoa □ Tiếng ve kêu □ giữa những tán lá sấu □ Gần đến trường, khung cảnh □ hẳn lên. Mấy em bé lớp 1 chia tay mẹ vào lớp, vừa đi vừa ngoái lại: “Mẹ ơi, chiều mẹ đón con □ nhé!”
(Kim Ngân)
Gợi ý trả lời:
Buổi sáng, Nam đạp xe tới trường trên con đường quen thuộc. Hè đã sang, mấy cành phượng vĩ nở hoa đỏ rực. Tiếng ve kêu râm ran giữa những tán lá sấu xanh um. Gần đến trường, khung cảnh nhộn nhịp hẳn lên. Mấy em bé lớp 1 chia tay mẹ vào lớp, vừa đi vừa ngoái lại: “Mẹ ơi, chiều mẹ đón con sớm nhé!”
Luyện viết đoạn
Câu 1: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý.
G:
- Giới thiệu về người mà em yêu quý
- Nêu những điểm mà em thấy ấn tượng về người đó
- Nêu cảm xúc của em khi nghĩ đến người đó.
Gợi ý trả lời:
Mẹ là người mà em yêu quý nhất trong nhà. Mẹ em là bác sĩ. Ngoài những lúc làm việc tại bệnh viện, mẹ luôn dành thời gian để chăm sóc cho gia đình. Mẹ nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa và giặt quần áo. Mẹ em nấu ăn rất ngon. Món nào em thích mẹ cũng có thể làm được. Em rất thương mẹ vì công việc của mẹ rất bận rộn. Em sẽ làm việc nhà giúp mẹ nhiều hơn để mẹ đỡ vất vả.
Câu 2: Trao đổi bài của em với bạn.
- Đọc bài của bạn và góp ý cho bạn
- Nghe bạn góp ý cho mình
- Sửa lại bài cho hay hơn
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 30
-
Báo cáo kết quả Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
Mới nhất trong tuần
-
Soạn bài Sự tích ông Đùng, bà Đùng (trang 98)
1.000+ -
Soạn bài Ngọn lửa Ô-lim-pích (trang 111)
5.000+ -
Soạn bài Rô-bốt ở quanh ta (trang 114)
1.000+ -
Soạn bài Cùng Bác qua suối (trang 106)
100+ -
Soạn bài Nhà rông (trang 95)
1.000+ -
Soạn bài Tiếng nước mình (trang 91)
1.000+ -
Soạn bài Sông Hương (trang 87)
1.000+ -
Soạn bài Núi quê tôi (trang 83)
1.000+ -
Soạn bài Đất nước là gì? (trang 80)
1.000+ -
Soạn bài Ôn tập giữa học kì 2 (trang 71)
5.000+