Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 47 Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 9 trang 47 sách Kết nối tri thức tập 1
Tài liệu Soạn văn 9: Thực hành tiếng Việt trang 47, giúp ôn tập và củng cố kiến thức của bài học.

Bạn đọc có thể tham khảo để chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ hơn. Nội dung chi tiết ngay sau đây.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 47
Biện pháp tu từ điệp thanh và biện pháp tu từ điệp vần
Câu 1. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp thanh trong các trường hợp dưới đây:
a. Khóc anh không nước mắt
Mà lòng đau như thắt
Gọi anh chửa thành lời
Mà hàm răng dính chặt.
(Hoàng Lộc, Viếng bạn )
b. Ô hay buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi, vàng rơi thu mênh mông…
(Bích Khê, Tì Bà )
c. Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
(Quang Dũng, Tây Tiến )
Hướng dẫn giải:
a.
- Lặp các âm tiết có thanh trắc (khóc, nước, mắt, chửa, dính chặt)
- Tác dụng: nhấn mạnh cảm xúc đau đớn cố nén lại
b.
- Lặp lại âm tiết có thanh bằng
- Tác dụng: nhấn mạnh âm hưởng nhẹ nhàng, buồn bã
c.
- 3 câu đầu lặp lại thanh trắc, câu cuối lặp lại thanh bằng
- Tác dụng: nhấn mạnh vào sự hùng vĩ, gập ghềnh của núi non và gợi khung cảnh rộng lớn, bình yên.
Câu 2. Trong bài thơ Tiếng đàn mưa , biện pháp tu từ điệp thanh được Bích Khê sử dụng rất đặc biệt: điệp thanh theo từng nhóm âm tiết trong cùng một câu thơ. Hãy làm rõ tác dụng của biện pháp tu từ này trong bài thơ.
Hướng dẫn giải:
- Các câu thơ 1,2,5,9,13 có thứ tự thanh điệu là bằng - bằng- trắc; câu thơ 10 có thứ tự thanh điệu là trắc - bằng - bằng.
- Tác dụng: tạo nhạc tính, nhấn mạnh cảm xúc của bài thơ.
Câu 3. Chỉ ra và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ điệp vần trong đoạn thơ dưới đây:
a.
Rơi hoa hết mưa còn rả rích,
Càng mưa rơi càng tích bóng dương
Bóng dương với khách tha hương
Mưa trong ý khách muôn hàng lệ rơi.
(Bích Khê, Tiếng đàn mưa)
b.
Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa
Một buổi trưa, nắng dài bãi cát
Gió lộng xôn xao, sóng biển đu đưa
Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát…
(Tố Hữu, Mẹ Tơm)
Hướng dẫn giải:
a.
- Biện pháp tu từ điệp vần: “ương” và vần “ich”.
- Tác dụng: tạo nhạc tính, cảm nhận vết một nỗi khắc khoải day dứt,
b.
- Biện pháp tu từ điệp vần: vần “ưa”, “át”
- Tác dụng: tạo cảm nhận về những con sóng từng đợt xô bờ
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Bộ đề thi học kì 1 môn Toán, Tiếng Việt lớp 4 theo Thông tư 27
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 30
Mới nhất trong tuần
-
Soạn bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình Kết nối tri thức
100+ -
Soạn bài Mưa xuân Kết nối tri thức
100+ -
Soạn bài Tiếng Việt Kết nối tri thức
100+ -
Soạn bài Phạm Xuân Ẩn - tên người như cuộc đời Kết nối tri thức
100+ -
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 28 Kết nối tri thức
100+ -
Soạn bài Bài hát đồng sáu xu Kết nối tri thức
100+ -
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 15 Kết nối tri thức
100+ -
Soạn bài Ba chàng sinh viên Kết nối tri thức
100+ -
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 130 Kết nối tri thức
100+ -
Soạn bài Bí ẩn của làn nước Kết nối tri thức
100+