Sinh học 11 Bài 7: Hô hấp ở động vật Giải Sinh 11 Cánh diều trang 45, 46, 47, 48, 49
Giải Sinh 11 Bài 7 Cánh diều giúp các em học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các câu hỏi phần mở đầu, nội dung bài học Hô hấp ở động vật được nhanh chóng thuận tiện hơn.
Sinh 11 Cánh diều Bài 7 hướng dẫn giải bài tập trong sách giáo khoa rất chi tiết. Hy vọng rằng tài liệu sẽ giúp các em học sinh học tốt môn Sinh học 11. Đồng thời các thầy cô giáo, bậc phụ huynh có thể sử dụng tài liệu để hướng dẫn các em khi tự học ở nhà được thuận tiện hơn. Vậy sau đây là trọn bộ tài liệu giải Sinh 11 Bài 7: Hô hấp ở động vật mời các bạn cùng theo dõi.
Giải SGK Sinh 11 Bài 7: Hô hấp ở động vật
Mở đầu
Tại sao bệnh COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra có tốc độ lây lan nhanh chóng và có thể dẫn đến tử vong?
Gợi ý đáp án
- Một trong những nguyên nhân khiến bệnh COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra có tốc độ lây lan nhanh chóng vì virus SARS-CoV-2 có thể lây truyền từ người này sang người khác thông qua đường hô hấp, do đó, từ một người có thể lây lan cho nhiều người trong phạm vi tiếp xúc trong cùng một thời điểm.
- Bệnh COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra có thể dẫn đến tử vong vì virus SARS-CoV-2 có thể gây tổn thương phổi nghiêm trọng khiến cản trở oxygen vào máu và bộ phận khác của cơ thể, dẫn đến hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS), nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong. Ngoài ra, virus SARS-CoV-2 còn gây các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như tổn thương tim mạch, tổn thương thận, sốc nhiễm trùng,…
I. Vai trò của hô hấp
Câu hỏi trang 45
Quan sát hình 7.1 và cho biết vai trò của hô hấp. Nêu mối quan hệ giữa quá trình trao đổi khí với môi trường và quá trình hô hấp tế bào.
Gợi ý đáp án
- Vai trò của hô hấp: Quá trình hô hấp đảm bảo cho động vật lấy được O2 từ môi trường cung cấp cho hô hấp tế bào tạo năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời, giúp đào thải CO2 sinh ra từ quá trình chuyển hóa ra ngoài để đảm bảo cân bằng môi trường trong cơ thể.
- Mối quan hệ giữa quá trình trao đổi khí với môi trường và quá trình hô hấp tế bào: Thông qua trao đổi khí với môi trường, O2 được vận chuyển đến tế bào tham gia vào quá trình hô hấp tế bào, CO2 sinh ra từ hô hấp tế bào được vận chuyển đến bề mặt trao đổi khí, rồi thải ra môi trường → Quá trình trao đổi khí với môi trường và quá trình hô hấp tế bào có mối quan hệ chặt chẽ, nếu một trong hai quá trình ngừng lại thì quá trình kia không thể diễn ra.
II. Các hình thức trao đổi khí với môi trường ở động vật
Câu hỏi trang 46
Quan sát hình 7.1, 7.2, 7.3, 7.4, hoàn thành bảng 7.1 trang 46 Sinh học 11.
Gợi ý đáp án
Bảng 7.1. Các hình thức trao đổi khí ở một số loài động vật và con người
Đặc điểm |
Giun đất |
Ruồi |
Cá |
Người |
Bề mặt trao đổi khí |
Bề mặt cơ thể (da) |
Hệ thống ống khí |
Mang |
Phổi |
Hoạt động trao đổi khí |
O2 từ môi trường khuếch tán qua da vào máu rồi đến mọi tế bào của cơ thể. Ngược lại, CO2 từ các tế bào khuếch tán vào máu rồi qua da để khuếch tán ra ngoài môi trường. |
Không khí giàu O2 trong không khí khuếch tán qua các lỗ thở vào ống khí rồi đến mọi tế bào của cơ thể. Ngược lại, CO2 từ các tế bào khuếch tán vào các ống khí và di chuyển ra ngoài qua các lỗ thở. |
Nhờ dòng nước chảy liên tục giữa các phiến mỏng của mang, O2 hòa tan trong nước được khuếch tán vào máu ở mang rồi đưa đến các tế bào; ngược lại, CO2 từ các tế bào khuếch tán vào máu đến mạch máu ở mang rồi khuếch tán vào nước ra ngoài. |
Khi hít vào, không khí giàu O2 đi qua đường dẫn khí vào các phế nang của phổi, O2 được khuếch tán qua màng phế nang vào máu trở thành máu giàu O2 đi đến cung cấp cho các tế bào. Ngược lại, CO2 từ các tế bào khuếch tán vào máu, máu giàu CO2 đến phổi, CO2 khuếch tán qua màng các phế nang vào phổi và được đẩy ra ngoài môi trường qua đường dẫn khí thông qua động tác thở ra. |
Luyện tập trang 48
Sắp xếp các loài sau vào nhóm trao đổi khí qua bề mặt cơ thể, ống khí, mang hoặc phổi: gà, cá heo, ếch, cá mập, mèo, ve sầu, cá sấu, thủy tức.
Gợi ý đáp án
- Nhóm trao đổi khí qua bề mặt cơ thể: ếch, thủy tức.
- Nhóm trao đổi khí qua ống khí: ve sầu.
- Nhóm trao đổi khí qua mang: cá mập.
- Nhóm trao đổi khí qua phổi: gà, cá heo, ếch, mèo, cá sấu.
III. Bệnh hô hấp và phòng bệnh hô hấp
Câu hỏi trang 48
Quan sát hình 7.6, nêu sự khác biệt ở phế nang và phế quản giữa người bình thường và người mắc bệnh hô hấp
Gợi ý đáp án
Sự khác biệt ở phế nang và phế quản giữa người bình thường và người mắc bệnh hô hấp:
Đối tượng Bộ phận |
Người bình thường |
Người mắc bệnh hô hấp |
Phế nang |
- Có kích thước nhỏ. - Không có hiện tượng viêm và xơ hóa dẫn đến tình trạng ứ đọng không khí. |
- Thường có kích thước lớn do thành phế nang bị phá hủy. - Một số phế nang bị viêm, bị phá hủy và xơ hóa dẫn đến tình trạng ứ đọng không khí. |
Phế quản |
- Đường dẫn khí bình thường, không có hiện tượng bị thu hẹp. |
- Đường dẫn khí có hiện tượng bị thu hẹp và tăng tiết chất nhày. |
Vận dụng trang 49
Tại sao nuôi ếch cần chú ý giữ môi trường ẩm ướt?
Tại sao nuôi tôm, cá thường cần có máy sục O2?
Gợi ý đáp án
Nuôi ếch cần chú ý giữ môi trường ẩm ướt vì: Ếch là động vật lưỡng cư, hô hấp qua da và phổi nhưng chủ yếu là qua da, do đó, da ếch cần được ẩm để không khí có thể khuếch tán dễ dàng. Nếu môi trường không đủ ẩm, da ếch sẽ bị khô làm hạn chế quá trình trao đổi khí của ếch dẫn đến tình trạng ếch bị chết.
• Nuôi tôm, cá thường cần có máy sục O2 vì: Khi nuôi tôm, cá trong ao hồ sẽ dễ xảy ra tình trạng thiếu oxygen cung cấp cho hô hấp của tôm, cá do nồng độ oxygen tan trong nước thấp trong khi mật độ tôm, cá nhiều và diện tích ao hồ có hạn. Bởi vậy, nuôi tôm, cá thường sử dụng máy sục O2 có tác dụng hòa tan O2 vào dòng nước, giúp tôm, cá hô hấp tốt, nhờ đó, sinh trưởng khỏe mạnh.
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 30
-
Báo cáo kết quả Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
Mới nhất trong tuần
-
Sinh học 11 Bài 7: Hô hấp ở động vật
10.000+ -
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 11 Cánh diều (Cả năm)
100+ -
Bài tập trắc nghiệm Sinh học lớp 11 chủ đề 5 Cánh diều (Có đáp án)
100+ -
Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 24 Cánh diều (Có đáp án)
100+ -
Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 23 Cánh diều (Có đáp án)
100+ -
Bài tập trắc nghiệm Sinh học lớp 11 chủ đề 4 Cánh diều (Có đáp án)
100+ -
Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 22 Cánh diều (Có đáp án)
100+ -
Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 21 Cánh diều (Có đáp án)
100+ -
Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 20 Cánh diều (Có đáp án)
100+ -
Bài tập trắc nghiệm Sinh học lớp 11 chủ đề 3 Cánh diều (Có đáp án)
100+