Quy trình dạy học môn Toán 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Các bước dạy Toán lớp 2 năm 2021 - 2022
Quy trình dạy học môn Toán 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống sẽ hướng dẫn thầy cô rất chi tiết các quy trình, các bước dạy các bài học, cách tiếp cận nội dung và phương pháp dạy học trong bộ môn Toán 2 theo chương trình mới.
Qua đó, sẽ giúp thầy cô dễ dàng hơn trong quá trình giảng dạy, nắm được các trình tự dạy học đúng theo chuẩn của chương trình GDPT 2018 mới. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm quy trình dạy học môn Tiếng Việt. Vậy mời thầy cô cùng tải về và theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Quy trình dạy học môn Toán 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
1. Cách tiếp cận nội dung và phương pháp dạy học về chủ đề “Các số trong phạm vi 1 000
Trả lời:
Khi xây dựng nội dung và tiến trình dạy học các số trong phạm vi 1 000 nên tiếp cận cách dạy học của dạng bài “lập số”. Cụ thể theo các bước như mô hình sau:
- Bước 1: Hình thành số
- Theo hai nhóm số: nhóm các số tròn trăm, tròn chục và nhóm các số có 3 chữ số.
- Hình thành số bằng cách đếm số đó theo số trăm, số chục và số đơn vị.
- Bước 2: Đọc, viết số
- Từ phân tích số (số gồm mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị) rồi mới viết số và đọc số đó.
- Lưu ý đọc, viết những số dạng đặc biệt, chẳng hạn: 234, 115, 321, 405, 601,...
- Đếm số, đọc, viết số thường gắn kết với nhau, chẳng hạn:
- Bước 3: Cấu tạo, phân tích số
- Bước đầu làm quen cấu tạo thập phân của số có ba chữ số, chẳng hạn: Số gồm 2 trăm, 3 chục và 6 đơn vị là số 236; và ngược lại số 236 gồm 2 trăm, 3 chục và 6 đơn vị (ta viết 236 = 200 + 30 + 6).
- Bước 4: Thứ tự, so sánh số
- Sắp xếp thứ tự các số từ bé đến lớn và ngược lại (trong nhóm có không quá 4 số).
- Tìm số lớn nhất, số bé nhất trong nhóm số có không quá 4 số.
- So sánh hai số có hai chữ số (so sánh số trăm ® so sánh số chục ® so sánh số đơn vị).
Lưu ý: Khi dạy học về quan hệ thứ tự (sắp thứ tự), quan hệ số lượng (so sánh số) của số tự nhiên (ở mức độ Toán 2) nên dựa trên tia số và cấu tạo thập phân của số có hai chữ số để thực hiện có hiệu quả.
2. Cách tiếp cận nội dung và phương pháp dạy học về chủ đề “Phép cộng, phép trừ có nhớ trong phạm vi 100”
Trả lời:
- Cấu trúc, hệ thống gọn lại và phù hợp với cách tiếp cận như đã thực hiện với chủ đề phép cộng, phép trừ đã học từ Toán 1 Kết nối tri thức với cuộc sống. Chẳng hạn:
(Không xen kẽ, dàn trải như Toán 2 hiện hành đó là thực hiện theo bộ ba phép tính
{9 + 5 -> 19 + 5 -> 19 + 25} -> {8 + 5 -> 18 + 5 -> 18 + 25} -> ... -> {6 + 5 -> 16 + 5 -> 16 + 25}...).
- Khi hình thành “kĩ thuật tính” của phép cộng, trừ (có nhớ) thường tiến hành theo mô hình sau:
- Lưu ý:
- Khi xây dựng kĩ thuật tính, cần lấy kiến thức “số học” là cơ sở của kĩ thuật tính: Từ cấu tạo thập phân của số (theo số trăm, số chục và số đơn vị) để xây dựng kĩ thuật tính, tính nhẩm hay đặt tính rồi tính, và biết cách “nhớ” từ hàng thấp sang hàng cao khi thực hiện tính.
- Khi xây dựng bảng cộng, trừ (qua 10) trong phạm vi 20, cần cho HS tự biết cách thực hiện cộng, trừ (bằng cách nhẩm, đếm tiếp, hoặc tách số,...) trên mỗi công thức tính là chủ yếu, từ đó HS biết hệ thống lại thành các bảng cộng, trừ (không gò ép HS phải học thuộc các bảng này).
- Tăng cường tính nhẩm, không quá coi trọng tính viết (đặt tính rồi tính) và giúp HS luôn vận dụng, gắn việc học phép tính vào giải quyết các bài toán liên quan đến thực tế.
3. Cách tiếp cận nội dung và phương pháp dạy học về chủ đề “Làm quen với hình khối (khối trụ, khối cầu)”
Trả lời:
- Trong Toán 2, tiếp nối với Toán 1, HS được làm quen với hình phẳng (điểm, đoạn thẳng, đường thẳng, đường cong, ba điểm thẳng hàng, đường gấp khúc, hình tứ giác); làm quen với hình khối (khối trụ, khối cầu).
- Cách tiếp cận xây dựng nội dung và phương pháp dạy học nội dung hình học ở Toán 2 được thực hiện tương tự như ở SGK Toán 1 Kết nối tri thức với cuộc sống, chẳng hạn: Khi hình thành khái niệm, biểu tượng, nhận biết hình thường theo mô hình sau:
- Lưu ý:
- Vì hình học ở Tiểu học là hình học trực quan nên yêu cầu với HS lớp 2 ở mức độ nhận biết hình trên dạng tổng thể (chưa yêu cầu tìm hiểu các đặc điểm, yếu tố của hình).
- Tăng cường thực hành, trải nghiệm các hoạt động về xếp ghép hình, liên hệ với các hình ảnh, vật thật liên quan có trong thực tế xung quanh các em (phù hợp với từng địa phương).
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Giáo án Tiếng Việt 4 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
-
Bộ đề thi học kì 1 môn Toán, Tiếng Việt lớp 4 theo Thông tư 27
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Mới nhất trong tuần
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
10.000+ -
Báo cáo 5 năm thực hiện Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong Chương trình GDPT 2018
100+ 1 -
Báo cáo kết quả Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
100.000+ -
Đáp án tập huấn Giáo dục giới tính
10.000+ -
Đáp án tự luận Mô đun 5 Cán bộ quản lý
10.000+ -
Báo cáo tổng kết, đánh giá việc triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa Giáo dục phổ thông
1.000+ -
Đáp án tự luận Mô đun 7 THCS
50.000+ -
Đáp án tự luận Mô đun 8 THCS
100.000+ -
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Giáo viên phổ thông 2024
100.000+ -
Bài tập cuối khóa Mô đun 9 THCS (9 môn)
10.000+