Phân tích bài thơ Nắng vàng của Hàn Mặc Tử Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ lớp 10
Phân tích bài thơ Nắng vàng của Hàn Mặc Tử mang đến bài văn mẫu cực hay, ấn tượng nhất. Qua đó giúp các em có thể tham khảo để nâng cao kỹ năng viết văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ hay.
Nắng vàng của Hàn Mặc Tử là bài thơ rất hay giúp chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp của nhân vật, mà còn như tái hiện được từng bông hoa, ngọn cỏ chỉ gói gọn trong vài vần thơ. Để hiểu rõ hơn về bài thơ mời các bạn cùng theo dõi bài văn mẫu phân tích Nắng vàng trong bài viết dưới đây. Ngoài ra các bạn xem thêm bài văn mẫu: phân tích bài thơ Biển của Xuân Diệu, phân tích bài thơ Vịnh năm canh, phân tích bài thơ Chỉ có thể là mẹ của Đặng Minh Mai.
Phân tích bài thơ Nắng vàng
Người ta vẫn thường nói, nét đẹp không nằm trên gò má của người phụ nữ, mà nó ở trong đôi mắt của kẻ si tình. Phải chăng, Hàn Mặc Tử đã giúp chúng ta kiểm chứng câu nói ấy qua tác phẩm Nắng vàng. Một chuyện tình đẹp chính là đáp án rõ ràng nhất của câu hỏi.
Nắng vàng được Hàn Mặc Tử đề là “Tặng một cô gái qua đường”, vậy là hai người chỉ thoáng bắt gặp trong một lần lướt qua nhau trên đường lớn. Nhưng vì cớ chi, người con trai lại nghĩ ngay đến một mối tình duyên do nắng tạo thành khi ví ngày nắng ấy thành một mối lương duyên do trời đã an bài? Hóa ra, xuân đã về trên má người thiếu nữ, nét hây hồng được ví như gấc chín giữ mùa thương. Ý thơ cũng không thể thấm thía và tả trọn được vẻ đẹp này.
Tuy nhiên, chàng có ý, thiếp vô tình. Người con gái đó không có ấn tượng gì với chàng trai, “Cô đương đi” và những tính từ miêu tả sự bối rối, vội vàng được tác giả sử dụng. Bởi người con trai mới yêu đã xác định được tình cảm của mình, muốn vội vàng đuổi theo khi trái tim vừa cất tiếng. Vậy là như nói hộ con tim, những dây thương vướng chân cô gái, ý thơ trào ra như lửa ngày hè, khiến cho người con gái “say nắng, hay nắng say tiếng thơ”. Cô gái được ví như mùa xuân, thể hiện sự trinh tiết và sự ngây ngô phù hợp với sự bối rối lần đầu yêu của chàng trai trẻ. Và tất nhiên, vẻ tự hào không kịp giấu đi, khiến cho mùa xuân đầy niềm vui và tình yêu càng trở nên đẫy đà.
Vậy là nắng vàng đã thành công se duyên cho một đôi trai gái đúng như ý nguyện. Người có tình, ắt được đáp lại và được trân trọng. Tóm lại, bài thơ nắng vàng là một câu chuyện tình yêu bay bổng của đôi trai gái trong ngày nắng vàng đẹp rực rỡ.
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Giáo án Tiếng Việt 4 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
-
Bộ đề thi học kì 1 môn Toán, Tiếng Việt lớp 4 theo Thông tư 27
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Mới nhất trong tuần
-
Phân tích tác phẩm Giàn bầu trước ngõ của Nguyễn Ngọc Tư
5.000+ 1 -
Phân tích tác phẩm Bà lão lòa của Vũ Trọng Phụng (2 Mẫu)
1.000+ -
Viết bài luận về bản thân (Dàn ý + 4 Mẫu)
10.000+ 1 -
Phân tích tác phẩm Một bữa no (2 Mẫu)
10.000+ -
Phân tích nhân vật bé Em trong truyện Áo Tết
1.000+ 1 -
Thuyết minh về nhà thơ Xuân Diệu (Dàn ý + 3 mẫu)
10.000+ -
Phân tích bài thơ Đưa con đi học của Tế Hanh
1.000+ -
Văn mẫu lớp 10: Dàn ý nghị luận về lòng dũng cảm (6 Mẫu)
50.000+ -
Phân tích Những ngày mới của Thạch Lam
1.000+ -
Phân tích tác phẩm Hương hoa hoàng lan
1.000+