Phân tích bài thơ Hoàng hôn lặng lẽ của Hoài Vũ Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ lớp 10
Phân tích bài thơ Hoàng hôn lặng lẽ của Hoài Vũ mang đến bài văn mẫu cực hay, ấn tượng nhất. Qua đó giúp các em có thể tham khảo để nâng cao kỹ năng viết văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ hay.
Hoàng hôn lặng lẽ của Hoài Vũ là bài thơ rất hay được sáng tác trong bối cảnh chiến tranh, khi tác giả phải chia tay người yêu và quê hương để lên đường chiến đấu. Để hiểu rõ hơn về bài thơ mời các bạn cùng theo dõi bài văn mẫu phân tích Hoàng hôn lặng lẽ trong bài viết dưới đây. Ngoài ra các bạn xem thêm bài văn mẫu: phân tích bài thơ Vịnh năm canh, phân tích bài thơ Chỉ có thể là mẹ của Đặng Minh Mai.
Bài thơ: Hoàng hôn lặng lẽ
Tác giả: Hoài Vũ
Anh phải về thôi, xa em thôi!
Ngoài kia phiên chợ vãn lâu rồi
Giọt nắng cuối ngày rơi xuống tóc
Mà lời từ biệt chẳng lên môi
Anh phải về thôi, xa em thôi!
Xa vườn xưa, đôi chiền chiện tha mồi
Hoa khế rụng tím ngầm hầm bí mật
Ðể mãi lòng ta xao xuyến bồi hồi….
Anh như cơn gió bay khắp chốn
Ðể lại mình em với ruộng, với vườn
Mồ hôi đổ giữa ngày mùa bận rộn
Nước mắt trào lạnh buốt những đêm sương!
Xa em, anh như tia nắng đi trên cát
Thèm một dòng sông, những cánh đồng…
Xa em, anh như người hát sau đêm hát
Chỉ thấy gió vật vờ qua những tấm phông
Anh đi em nhé! Lòng nhủ khẽ
Hoàng hôn cũng về, dịu êm và lặng lẽ
Một tiếng còi tầu vọng lại phía sông xa
Như muốn nhắc thầm anh: Cơn bão sắp đi qua…
Phân tích bài thơ Hoàng hôn lặng lẽ của Hoài Vũ
"Hoàng hôn lặng lẽ" của Hoài Vũ là một trong những bài thơ nổi tiếng ca ngợi tình quân - dân. Bài thơ được sáng tác khi tác giả đã cầm súng chiến đấu như một người lính đích thực trong cuộc nổi dậy Mậu Thân. Trong thời gian đó, Hoài Vũ nhận được sự che chở và đùm bọc của người dân vùng địch hậu để rút lui an toàn vào tháng 6- 1968
Bài thơ mở đầu bằng cuộc chia tay lứa đôi rất tình tứ:
“Anh phải về thôi xa em thôi
Ngoài kia phiên chợ vãn lâu rồi
Giọt nắng cuối ngày rơi xuống tóc
Mà lời từ biệt chẳng lên môi
Anh phải về thôi xa em thôi
Xa vườn xưa, đôi chiền chiện tha mồi
Hoa khế rụng tím hầm ngầm bí mật
Để mãi lòng ta xao xuyến bồi hồi”.
Trong những năm tháng chiến đấu ấy, tình quân dân được ví như cá với nước, không có sự che chở của lòng dân thì có lẽ ngày chiến thắng vẫn còn xa lắm. Tình cảm ấy bền chặt, thắm thiết, nghĩa tình như tình yêu lứa đôi, ngày phải chia xa thì nhớ nhung, khắc khoải bồi hồi. Chất trữ tình chính trị thấm đượm trong bài thơ, nói chuyện tình cảm lớn, chuyện chính trị nhưng không hề khô khan mà ngược lại rất giàu chất trữ tình dễ đi vào lòng người đọc.
“Xa em, anh như tia nắng đi trên cát
Thèm một dòng sông, những cánh đồng
Xa em, anh như người hát sau đêm hát
Chỉ thấy gió vật vờ qua những tấm phông
Anh phải về thôi xa em thôi
Xa hàng cây đêm hò hẹn ta ngồi
Hoa khế rụng tím giăng lối nhỏ
Để mãi lòng ta xao xuyến bồi hồi”.
Lời thơ êm đềm, giản dị như một lời thủ thỉ với giai điệu tiết tấu chậm với cung trầm đã thể hiện nỗi khắc khoải, day dứt. Phải trải qua những năm tháng khốc liệt mưa bom bão đạn thì ta mới có thể hiểu một cuộc chia tay đối với đôi lứa yêu nhau nhiều ám ảnh và dằn vặt đến thế nào.
Chiến tranh rồi sẽ đi qua, chỉ có tình yêu mới chính là dòng chảy bất tận ở lại. Bài thơ theo thời gian vẫn làm say lòng người đọc cho đến hôm nay và mãi về sau.
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Bộ đề thi học kì 1 môn Toán, Tiếng Việt lớp 4 theo Thông tư 27
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 30
Mới nhất trong tuần
-
Dàn ý bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi (6 mẫu)
10.000+ -
Viết đoạn văn cảm nhận về hình tượng người lính biển (6 Mẫu)
10.000+ -
Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen lãng phí thời gian
10.000+ -
Phân tích về bài thơ Chốn quê của Nguyễn Khuyến
1.000+ -
Phân tích nhân vật Điền trong truyện Giăng sáng của Nam Cao
1.000+ -
Nghị luận về hiện tượng lười học của học sinh hiện nay
50.000+ 1 -
Phân tích bài thơ Nói với Em của Vũ Quần Phương
10.000+ -
Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến (3 Dàn ý + 19 mẫu)
1M+ 1 -
Phân tích 7 câu thơ đầu trong bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi
50.000+ -
Văn mẫu lớp 10: Cảm nhận bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo (Dàn ý + 3 Mẫu)
10.000+