Mở bài Nắng đã hanh rồi Nắng đã hanh rồi của Vũ Quần Phương
Mở bài Nắng đã hanh rồi của Vũ Quần Phương bao gồm 6 mẫu khác nhau rất sáng tạo gồm cả mở bài nâng cao, gián tiếp và trực tiếp. Mở bài Nắng đã hanh rồi có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thu hút sự chú ý của người đọc, giúp các bạn có thêm cảm hứng cho bài viết được trôi chảy hơn.
TOP 6 mở bài Nắng đã hanh rồi cực chất dưới đây giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo, nhanh chóng nắm được cách viết hay để làm bài nghị luận văn học đạt điểm cao. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: phân tích Nắng đã hanh rồi, cảm nhận Hương Sơn phong cảnh, phân tích Hương Sơn phong cảnh.
Mở bài Nắng đã hanh rồi của Vũ Quần Phương
Mở bài Nắng đã hanh rồi - Mẫu 1
Trong văn học Việt Nam, tình yêu thiên nhiên được thể hiện qua những bức tranh tinh tế và sâu sắc, làm nổi bật vẻ đẹp tự nhiên và gắn kết con người với quê hương. Vũ Quần Phương, một nhà thơ có hồn thơ trong sáng và giàu chất thơ, đã tạo nên một kiệt tác với bài thơ "Nắng đã hanh rồi," nằm trong tập "Hoa trong cây, Những điều cùng đến, Vết thời gian." Ngay từ đầu bài thơ, tác giả đã điểm qua sự chuyển biến của mùa, đặc biệt là thời kì nắng hanh, một đặc điểm riêng của miền Bắc Việt Nam. Cảm nhận sự hanh khô và lạnh lẽo của nắng, bài thơ không chỉ là một tác phẩm về mùa đông, mà còn là một hình ảnh tươi mới và đẹp đẽ của cảnh sắc. Tác giả sử dụng ngôn ngữ tinh tế, mô tả chân thực với những hình ảnh như "những tia nắng lung linh giữa trời xanh," "cảnh lá cây vàng ươm bên lối mòn," làm cho độc giả cảm nhận được sự tươi mới và ngập tràn năng lượng của mùa hanh khô. Sự diệu kỳ của thiên nhiên được thể hiện qua từng chi tiết nhỏ, từng bức tranh mà tác giả vẽ nên.
Mở bài Nắng đã hanh rồi - Mẫu 2
Bài thơ Nắng đã hanh rồi của Vũ Quần Phương đã miêu tả bức tranh thiên nhiên vào một buổi chiều đông tươi vui, hừng sáng, ấm áp và đầy sức sống. Bộc lộ tâm trạng vui tươi, yêu đời, yêu người, yêu thiên nhiên, những rung cảm của nhân vật trữ tình trước khung cảnh lãng mạn, nên thơ. Đồng thời cũng cho thấy nỗi nhớ, cảm xúc của “anh” đối với “em”. Cùng phân tích bài thơ để hiểu rõ hơn nội dung tác phẩm.
Mở bài Nắng đã hanh rồi - Mẫu 3
Bài thơ "Nắng đã hanh rồi" của Vũ Quần Phương vừa là một bức tranh thiên nhiên đẹp về quê hương vừa mang chút tình bâng khuâng nhung nhớ của nhân vật trữ tình về người em gái phương xa. Qua cảm nhận tinh tế của nhân vật trữ tình, cảnh vật quê hương hiện lên thật đẹp với nắng vàng hanh, với tiếng sếu vang vọng, mây trắng xếp làn, khói ủ mộng yên lành, với xôn xao tre mía.. Cảnh bình dị mà yên bình, thơ mộng quá. Mỗi câu thơ là mỗi nét vẽ tài tình tạo nên bức tranh sống động, có hồn về khung cảnh quê hương.
Mở bài Nắng đã hanh rồi - Mẫu 4
Những tác phẩm của Vũ Quần Phương, một nhà thơ có tâm hồn thơ trong sáng, giàu cảm xúc, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Trong số đó, tác phẩm ‘Nắng đã hanh rồi’ trong tuyển tập ‘Hoa trong cây, những điều cùng đến, vết thời gian” đã phác họa rõ nét hình ảnh thiên nhiên mùa đông với các nét ấn tượng nội dung và nét nghệ thuật của tác phẩm.
Mở bài Nắng đã hanh rồi - Mẫu 5
Khung cảnh thiên nhiên luôn là đề tài tạo cảm hứng cho các nhà văn làm thơ. Đây là chủ đề yêu thích của cả các nhà thơ cổ đại và hiện đại. Trong thơ hiện đại, nhà thơ Vũ Quần Phương đã vẽ nên những hình ảnh để lại nhiều ấn tượng cho người đọc. Đó chính là tác phẩm “Nắng đã hanh rồi”, trích trong tuyển tập “Hoa trong cây, Những điều cùng đến, Vết thời gian”. Tác phẩm cho người đọc cảm nhận được một bức tranh mùa đông đẹp và ấn tượng.
Mở bài Nắng đã hanh rồi - Mẫu 6
Bằng hồn thơ trong trẻo, giàu cảm xúc, các tác phẩm của nhà thơ Vũ Quần Phương đều ghi lại dấu ấn sâu đậm trong lòng bạn đọc. Trong đó, bài thơ "Nắng đã hanh rồi", trích từ tập "Hoa trong cây, Những điều cùng đến, Vết thời gian" với những nét đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật đã phác họa rõ nét bức tranh thiên nhiên mùa đông.
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 30
-
Báo cáo kết quả Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
Mới nhất trong tuần
-
Viết một bài luận giới thiệu bản thân để ứng tuyển vào câu lạc bộ em thích
10.000+ -
Phân tích bài thơ Chiếc lá đầu tiên (Dàn ý + 7 Mẫu)
50.000+ -
Dàn ý phân tích bài thơ, đoạn thơ
100.000+ -
Viết bài luận về bản thân để tham gia câu lạc bộ thể thao (Dàn ý + 4 Mẫu)
10.000+ -
Viết bài luận về bản thân để tham gia câu lạc bộ tình nguyện
10.000+ -
Dàn ý phân tích Dưới bóng hoàng lan (4 Mẫu)
10.000+ -
Phân tích 7 câu thơ đầu trong bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi
50.000+ -
Sơ đồ tư duy bài Tây Tiến
10.000+ -
Tổng hợp những kết bài về bài thơ Tây Tiến hay nhất (100 mẫu)
100.000+ -
Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tây Tiến (Dàn ý + 7 Mẫu)
50.000+