Lý thuyết Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo (Cả năm) Lý thuyết Sử 6 (Bài 1 - Bài 21)
Lý thuyết Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo tổng hợp toàn bộ lý thuyết quan trọng trong cả năm học 2023 - 2024. Với các câu hỏi lý thuyết từ bài 1 cho tới bài 21 môn Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo, giúp các em củng cố kiến thức Lịch sử 6 thật tốt.
Lý thuyết Sử 6 CTST bám sát nội dung trong sách giáo khoa Lịch sử - Địa lí 6 Chân trời sáng tạo, được biên soạn kỹ lưỡng. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Lý thuyết Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo
Bài 1: Lịch Sử là gì?
I. LỊCH SỬ VÀ MÔN LỊCH SỬ
- Lịch Sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ, bao gồm mọi hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay
- Môn Lịch Sử là môn học tìm hiểu về lịch sử loài người, gồm toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.
II. VÌ SAO CẦN PHẢI HỌC LỊCH SỬ?
- Biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước.
- Hiểu được tổ tiên, ông cha đã sống, lao động, đấu tranh như thế nào để có được đất nước ngày nay.
- Đúc kết những bài học kinh nghiệm quá khứ nhằm phục vụ cho hiện tại và tương lai.
III. Khám phá quá khứ từ các nguồn sử liệu
- Tư liệu truyền miệng gồm nhiều thể loại (truyền thuyết, cổ tích, thần thoại...) được truyền từ đời này qua đời khác.
- Tư liệu hiện vật gồm những dấu tích vật chất của người xưa như di tích, công trình hay đồ vật (văn bia, trống đồng, đồ gốm, tranh vẽ...).
- Tư liệu chữ viết: gồm các bản ghi chép, sách, báo, nhật kí... ghi chép tương đối đầy đủ mọi mặt đời sống con người và các sự kiện lịch sử đã xảy ra
- Trong các loại tư liệu trên, có những tư liệu được gọi là tư liệu gốc - tư liệu liên quan trực tiếp về sự kiện lịch sử , ra đời vào thời điểm diễn ra sự kiện. Đây là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất khi tìm hiểu lịch sử.
Bài 2: Thời gian trong lịch sử
I. ÂM LỊCH, DƯƠNG LỊCH
- Dựa vào sự quan sát và tính toán, người xưa đã tính được quy luật di chuyển của Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất và làm ra lịch.
- Âm lịch là cách tính thời gian theo chu kì Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất.
- Dương lịch là cách tính thời gian theo chu kì Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời.
II. CÁCH TÍNH THỜI GIAN
- Lịch chính thức của thế giới hiện nay dựa theo cách tính thời gian của Dương lịch, gọi là Công lịch.
- Công lịch lấy năm tương truyền Chúa Giê-xu (người sáng lập ra đạo Thiên Chúa) ra đời làm năm 1. Trước năm đó là trước Công nguyên (TCN).
- Theo Công lịch, một năm có 12 tháng hay 365 ngày (năm nhuận thêm 1 ngày). Một thập kỉ là 10 năm. Một thế kỉ là 100 năm. Một thiên niên kỉ là 1000 năm.
....
>> Tải file để tham khảo trọn bộ Lý thuyết Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo (Cả năm)
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Giáo án Tiếng Việt 4 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
-
Bộ đề thi học kì 1 môn Toán, Tiếng Việt lớp 4 theo Thông tư 27
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Mới nhất trong tuần
-
Viết thư cho bạn kể về câu chuyện của vị anh hùng chống Bắc thuộc
5.000+ -
Địa lí 6 Bài 21: Thực hành tìm hiểu môi trường tự nhiên qua tài liệu và tham quan địa phương
5.000+ -
Lịch sử 6 Bài 15: Đời sống của người Việt thời kì Văn Lang, Âu Lạc
10.000+ -
Viết đoạn văn ngắn mô tả một thành tựu văn hóa của Ấn Độ có ảnh hưởng đến văn hóa Việt Nam
1.000+ -
Địa lí 6 Bài 6: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả
10.000+ -
Lịch sử 6 Bài 6: Ai Cập cổ đại
10.000+ 1 -
Địa lí 6 Bài 5: Vị trí Trái Đất trong hệ Mặt Trời, hình dạng kích thước của Trái Đất
10.000+ -
Lịch sử 6 Bài 5: Sự chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp
10.000+ -
Viết đoạn văn ngắn mô tả cuộc sống của người nguyên thủy (4 mẫu)
1.000+ -
Địa lí 6 Bài 4: Lược đồ trí nhớ
10.000+