Lịch sử 12 Bài 3: Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh Soạn Sử 12 Chân trời sáng tạo trang 17, 18, 19, 20, 21
Giải bài tập SGK Lịch sử 12 trang 17, 18, 19, 20, 21 sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 12 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 3: Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh thuộc Chương 1: Thế giới trong và sau chiến tranh lạnh.
Soạn Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo Bài 3 các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi bài học, luyện tập, vận dụng. Đồng thời, qua tài liệu này giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Lịch sử 12 Bài 3: Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh
Trả lời câu hỏi Hình thành kiến thức mới Sử 12 Chân trời sáng tạo Bài 3
1. Xu thế phát triển chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh
Nêu các xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh.
Trả lời:
Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, thế giới bước vào thời kì mới, phát triển theo các xu thế sau:
- Xu thế đa cực: Đây là xu thế thể hiện rõ ở đầu thế kỉ XXI với sự xác lập trật tự thế giới mới, nhiều cực, nhiều trung tâm trong quan hệ quốc tế.
- Xu thế lấy phát triển kinh tế là trọng tâm: Các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy kinh tế làm trọng tâm, xây dựng sức mạnh tổng hợp của mỗi quốc gia.
- Xu thế đối thoại, hợp tác trong quan hệ quốc tế: Các nước điều chỉnh quan hệ với nhau theo chiều hướng hoà hoãn, đối thoại đa dạng hoá, đa phương hoa, xây dựng quan hệ hợp tác chiến lược ổn định và lâu dài.
- Xu thế toàn cầu hóa: Dưới sự tác động của cách mạng khoa học - công nghệ, thế giới diễn ra xu thế toàn cầu hóa một cách mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, biểu hiện là sự phát triển nhanh chóng của nền thương mại thế giới, với vai trò ngày càng lớn của các công ty xuyên quốc gia và tính quốc tế hoá của nền tài chính thế giới.
2. Xu thế đa cực trong quan hệ quốc tế
Câu hỏi trang 19: Hãy phân biệt trật tự đơn cực với trật tự đa cực
Trả lời:
- Trật tự đơn cực thuật ngữ dùng để chỉ một trật tự thế giới mà ở đó chỉ có duy nhất một chủ thể có khả năng áp đảo cũng như chi phối sự phát triển của thế giới.
- Trật tự đa cực là thuật ngữ dùng để chỉ một trật tự thế giới có sự tham gia của nhiều nước, nhiều trung tâm, trong đó không một chủ thể nào áp đảo cũng như chi phối sự phát triển của thế giới.
Câu hỏi trang 20: Nêu những nét chính về xu thế đa cực trong quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh lạnh
Trả lời:
- Sau Chiến tranh lạnh, trật tự thế giới mới đang hình thành theo xu hướng đa cực, đa trung tâm với sự cạnh tranh giữa Mỹ, Trung Quốc, Liên bang Nga, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Ấn Độ,…. về sức mạnh, tầm ảnh hưởng trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, đối ngoại.
- Tuy Mỹ vẫn là cường quốc số một thế giới, song Mỹ đã suy giảm sức mạnh tương đối trong tương quan so sánh với các cường quốc khác.
- Nhóm nước đang phát triển có xu hướng tự chủ chiến lược về tài chính, công nghệ và an ninh-quốc phòng, tăng cường tầm ảnh hưởng của mình, ủng hộ thế giới đa cực.
- Thông qua quá trình hợp tác, liên kết, cạnh tranh, nhiều trung tâm, nhiều tổ chức kinh tế, tài chính, thương mại quốc tế mới đã hình thành.
=> Xu thế đa cực, đa trung tâm đã góp phần củng cố hoà bình, an ninh, giữ vững sự ổn định trật tự thế giới. Tuy vậy, hiện nay vẫn còn nhiều thách thức đặt ra trong quan hệ quốc tế.
Giải Luyện tập - Vận dụng Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo Bài 3
Luyện tập
Vẽ sơ đồ tư duy về các xu thế phát triển chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh
Vận dụng
Theo em, các xu thế phát triển chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh tạo ra thuận lợi gì cho sự phát triển của quan hệ quốc tế?
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 30
-
Báo cáo kết quả Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
Mới nhất trong tuần
-
Lịch sử 12 Bài 15: Hồ Chí Minh - Anh hùng Giải phóng dân tộc
100+ -
Lịch sử 12 Bài 11: Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay
5.000+ -
Lịch sử 12 Bài 10: Khái quát về công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay
10.000+ -
Lịch sử 12 Bài 13: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay
5.000+ -
Lịch sử 12 Bài 9: Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 - 1975 đến nay. Một số bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay
100+ -
Lịch sử 12 Bài 8: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975)
1.000+ -
Lịch sử 12 Bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)
5.000+ -
Lịch sử 12 Bài 6: Cách mạng tháng Tám năm 1945
1.000+ -
Lịch sử 12 Bài 5: Cộng đồng ASEAN: Từ ý tưởng đến hiện thực
1.000+ -
Lịch sử 12 Bài 4: Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
1.000+