KHTN 8 Bài 17: Lực đẩy Archimedes Giải KHTN 8 Kết nối tri thức trang 73, 74, 75
Giải Khoa học tự nhiên 8 Bài 17: Lực đẩy Archimedes giúp các em học sinh lớp 8 tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi phần thảo luận, luyện tập trang 73, 74, 75 sách Kết nối tri thức với cuộc sống.
Qua đó, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 17 Chương III: Khối lượng riêng và áp suất trong sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh của mình. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Giải KHTN Lớp 8 Bài 17: Lực đẩy Archimedes
I. Lực đẩy tác dụng lên vật đặt trong chất lỏng
Câu 1: Hãy biểu diễn các lực tác dụng vào viên bi, ốc vít kim loại, miếng xốp khi chúng ở vị trí như trong Hình 17.2.
Trả lời:
Ta biểu diễn các lực tác dụng vào viên bi, ốc vít kim loại, miếng xốp khi chúng ở vị trí như trong Hình 17.2.
Câu 2: Hãy rút ra điều kiện để một vật chìm xuống hoặc nổi lên khi đặt trong chất lỏng.
Trả lời:
Điều kiện để một vật chìm xuống hoặc nổi lên khi đặt trong chất lỏng:
- Vật sẽ nổi lên mặt thoáng khi: P < FA.
- Vật sẽ chìm xuống đáy bình khi: P > FA.
Câu 3: Mô tả sự thay đổi lực đẩy của nước lên quả bóng trong Hình 17.1 từ khi bắt đầu nhấn quả bóng vào nước, đến khi quả bóng chìm hoàn toàn trong nước.
Trả lời:
Lực đẩy của nước tác dụng lên quả bóng sẽ tăng dần từ khi bắt đầu nhấn quả bóng vào nước đến khi quả bóng chìm hoàn toàn trong nước. Vì khi vừa nhấn quả bóng vào nước ta cảm nhận được lực đẩy của nước nhỏ và dễ dàng nhấn xuống nhưng khi nhúng chìm quả bóng xuống nước ta cần tác dụng một lực mạnh hơn, tay ta cảm nhận được lực đẩy của nước tác dụng lên quả bóng lớn hơn.
II. Độ lớn của lực đẩy Archimedes
Câu 1: Giải thích vì sao trong thí nghiệm mở đầu, nắp chai nhựa lại nổi lên còn viên bi, ốc vít kim loại vẫn nằm ở đáy cốc.
Trả lời:
Giải thích thí nghiệm mở đầu:
- Nắp chai nhựa nổi lên vì trọng lượng của nó nhỏ hơn độ lớn lực đẩy Archimedes tác dụng lên nó.
- Viên bi, ốc vít kim loại chìm xuống đáy cốc là do trọng lượng của nó lớn hơn độ lớn lực đẩy Archimedes tác dụng lên nó.
Câu 2: Hãy so sánh trọng lượng riêng của vật và trọng lượng riêng của nước khi vật chìm, vật nổi.
Trả lời:
Khi một vật nhúng ngập vào trong chất lỏng thì:
Trọng lượng của vật được tính bằng: P = dv.V (trong đó dv là trọng lượng riêng của chất làm vật, V là thể tích của vật) và FA = dl.V (trong đó dl là trọng lượng riêng của chất lỏng).
- Vật sẽ chìm xuống khi
\(P>FA⇒dv.V>dl.V⇒dv>dl.\)
- Vật sẽ nổi lên trên mặt chất lỏng khi P < FA ⇒ dv.V<dl.V ⇒ dv<dl.
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 30
-
Báo cáo kết quả Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
-
Bộ đề ôn tập cuối năm Toán lớp 3 năm 2023 - 2024
Mới nhất trong tuần
-
Bộ câu hỏi trắc nghiệm đúng sai Hóa học 8 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm)
100+ -
Phân tích truyện ngắn Mâm cơm của má Khang của Nguyễn Thi
100+ -
Công thức tính công
10.000+ -
KHTN 8 Bài 32: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người
5.000+ -
Sơ đồ tư duy môn Khoa học tự nhiên 8 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
10.000+ -
KHTN 8 Bài 3: Mol và tỉ khối chất khí
5.000+ -
KHTN 8 Bài 2: Phản ứng hóa học
10.000+ -
KHTN 8 Bài 30: Khái quát về cơ thể người
5.000+ -
KHTN 8 Bài 1: Sử dụng một số hóa chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm
5.000+ -
Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức với cuộc sống
5.000+