KHTN 8 Bài 16: Áp suất Giải KHTN 8 Chân trời sáng tạo trang 81, 82, 83
Giải Khoa học tự nhiên 8 Bài 16: Áp suất giúp các em học sinh lớp 8 trả lời các câu hỏi phần thảo luận, luyện tập trang 81, 82, 83 sách Chân trời sáng tạo.
Giải KHTN 8 Bài 16 Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh hiểu được kiến thức về áp suất, công thức tính áp suất. Đồng thời là tư liệu hữu ích giúp thầy cô soạn giáo án cho riêng mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài giải KHTN 8 Bài 16 Áp suất mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.
Giải Khoa học tự nhiên 8 Bài 16: Áp suất
Câu hỏi thảo luận KHTN 8 Bài 16 Chân trời sáng tạo
Câu 1
Quan sát Hình 16.1, hãy cho biết các lực tác dụng có chung đặc điểm gì.
Trả lời:
Trong Hình 16.1, các lực tác dụng trong hình đều có phương vuông góc với bề mặt bị ép.
Câu 2
Nêu một số ví dụ về áp lực gây ra bởi:
a. Trọng lực.
b. Một loại lực khác.
Trả lời:
a. Chiếc tủ quần áo trên sàn nhà => Trọng lực là áp lực.
b. Búa đóng đinh xuyên vào tường => Lực của búa tác dụng vào đinh là áp lực.
Câu 3
a. Từ kết quả của thí nghiệm, cho biết các yếu tố nào ảnh hưởng đến độ lún của cát.
b. Muốn tăng (hoặc giảm) độ lún của cát, ta cần thay đổi các yếu tố nào?
Trả lời:
a. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ lún của cát là độ lớn của áp lực, diện tích mặt bị ép.
b. Muốn tăng (hoặc giảm) độ lún của cát, ta cần thay đổi độ lớn của áp lực hoặc diện tích bề mặt bị ép.
- Muốn tăng độ lún của cát, ta cần:
+ tăng độ lớn của áp lực.
+ giảm diện tích mặt bị ép.
+ tăng độ lớn của áp lực đồng thời giảm diện tích mặt bị ép.
- Muốn giảm độ lún của cát, ta cần:
+ giảm độ lớn của áp lực.
+ tăng diện tích mặt bị ép.
+ giảm độ lớn của áp lực đồng thời tăng diện tích mặt bị ép.
Câu 4
Việc tăng, giảm áp suất trong các tình huống ở Hình 16.3 có những lợi ích gì? Làm thế nào để tăng hoặc giảm áp suất trong mỗi tình huống?
Luyện tập Khoa học tự nhiên 8 Bài 16 CTST
Luyện tập 1
Hai xe có trọng lượng như nhau, một xe có diện tích mặt lốp lớn hơn xe kia. Hỏi xe nào đi qua sa mạc dễ dàng hơn?
Trả lời:
Xe có diện tích mặt lốp lớn hơn sẽ dễ dàng đi qua sa mạc hơn vì cùng một áp lực, diện tích bị ép lớn hơn sẽ có áp suất nhỏ hơn.
Luyện tập 2
Đơn vị mmHg (milimét thủy ngân) thường được dùng trong y học để đo huyết áp. Một người bình thường có huyết áp tối đa 120 mmHg, huyết áp tối thiểu là 80 mmHg. Hãy đổi các giá trị áp suất trên sang đơn vị N/m2.
Trả lời:
Ta có 1 mm Hg = 133,3 N/m2
Nên: 120 mmHg = 15 996 N/m2
80 mmHg = 10 664 N/m2
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 30
-
Báo cáo kết quả Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
Mới nhất trong tuần
-
Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học 8 (Chương trình mới)
100+ -
Cách đọc tên hợp chất hữu cơ
50.000+ -
Bài tập cân bằng phương trình hóa học lớp 8
100.000+ -
300 câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học lớp 8
10.000+ -
Tổng hợp các dạng bài tập Hóa học lớp 8
50.000+ 3 -
Bài tập tính số Mol
10.000+ 2 -
Bài tập tính theo phương trình hóa học
50.000+ 1 -
Tổng hợp kiến thức Hóa học lớp 8
50.000+ -
Công thức tính nồng độ Mol
1.000+ -
Cách tính nguyên tử khối
10.000+