KHTN Lớp 6 Bài 34: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên Giải sách Khoa học tự nhiên lớp 6 Chân trời sáng tạo trang 155
Qua đó, giúp các em có thêm kinh nghiệm quan sát, chụp ảnh một số sinh vật ngoài thiên nhiên. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo soạn giáo án Bài 34 Chủ đề 8: Đa dạng thế giới sống cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Giải KHTN Lớp 6 Bài 34: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên
Chuẩn bị thực hành Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên
1. Chuẩn bị
- Địa điểm: lựa chọn địa điểm phù hợp với điều kiện địa phương (nơi có độ đa dạng cao về sinh vật, đảm bảo an toàn)
- Dụng cụ: kính lúp, máy ảnh, sổ ghi chép, bút, thước dây,… (có thể đưa thêm các dụng cụ phù hợp với địa điểm quan sát)
- Tài liệu nhận diện nhanh một số loài sinh vật
- Sổ ghi chép, bút chì, tư trang đảm bảo an toàn cho cá nhân,…
- Chia nhóm thực hành (tùy vào địa điểm nghiên cứu).
2. Cách tiến hành
Quan sát, chụp ảnh một số sinh vật ngoài thiên nhiên
Quan sát bằng mắt thường
- Lựa chọn các nhóm sinh vật thường gặp ngoài thiên nhiên dễ quan sát. Đại diện thực vật: rêu, dương xỉ, hạt trần, hạt kín; đại diện động vật: động vật không xương sống, động vật có xương sống
Quan sát bằng kính lúp
- Sử dụng kính lúp quan sát chi tiết sinh vật cỡ nhỏ như: nhóm rêu và quan sát các cơ quan, bộ phận như: rễ, thân, lá, hình thái ngoài của động vật,…
Chụp ảnh
- Sử dụng máy ảnh để chụp ảnh sinh vật, ngoài thiên nhiên làm bộ sưu tập ảnh các loài sinh vật.
Ghi chép
- Ghi chép lại các thông tin cần thiết như: đại điểm, thời điểm bắt gặp, hình dạng, kích thước, số lượng các loài đo đếm được ở vùng nghiên cứu, môi trường sống,…
- Dán nhãn và ghi thông tin: Tên cây/tên con vật, nơi sống, ngày phân loại,…
Làm bộ sưu tập ảnh các nhóm sinh vật ngoài thiên nhiên
- Bước 1: Phân loại ảnh theo nhóm phân loại sinh vật
- Bước 2: Xác định tên các đại diện các nhóm sinh vật
- Bước 3: Làm bộ sưu tập ảnh thực vật, động vật không xương sống, động vật có xương sống
Tìm hiểu vai trò của sinh vật ngoài thiên nhiên
- Bước 1: Lập sơ đồ vai trò của sinh vật ngoài thiên nhiên: điều hòa khí hậu, làm sạch môi trường, làm thức ăn, làm thuốc, làm đồ dùng, đồ trang trí,…
- Bước 2: Đưa ảnh các sinh vật vào đúng vai trò theo sơ đồ đã thiết kế
Phân loại một số nhóm sinh vật theo khóa lưỡng phân
- Bước 1: Lập sơ đồ khóa lưỡng phân cho các nhóm thực vật, các nhóm động vật không xương sống, các nhóm động vật có xương sống
- Bước 2: Đưa ảnh các nhóm sinh vật vào đúng tên nhóm theo sơ đồ khóa lưỡng phân đã lập
Báo cáo Kết quả tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên
Thứ……….ngày……….tháng……….năm……….
Nhóm…………………………..Lớp…………………….
1. Giới thiệu bộ sưu tập ảnh các nhóm sinh vật ngoài thiên nhiên
2. Vẽ sơ đồ vai trò của sinh vật ngoài thiên nhiên.
3. Xây dựng khóa lưỡng phân các nhóm sinh vật ngoài thiên nhiên.
Trả lời:
1. Bộ sưu tập ảnh các nhóm sinh vật ngoài thiên nhiên


2. Vẽ sơ đồ vai trò của sinh vật ngoài thiên nhiên


3. Xây dựng khóa lưỡng phân các nhóm sinh vật ngoài thiên nhiên


Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu KHTN 6 Bài 34: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên
Câu 1: Đồ ăn quá hạn sử dụng có dùng được tiếp hay không? Vì sao?
Câu 2: Nêu các biện pháp bảo quản thức ăn để tránh bị vi khuẩn xâm nhập làm hư hỏng.
Câu 3: Nói “vi khuẩn có thể nhìn thấy bằng mắt thường” là đúng hay sai? Giải thích.
Câu 4: Trong các bệnh sau, bệnh nào do vi khuẩn gây ra?
Lời giải:
Câu 1:
Không nên sử dụng đồ ăn quá hạn sử dụng. Vì dùng đồ ăn quá hạn sử dụng là đưa vi khuẩn gây hại và các chất độc hại (các chất trong thức ăn bị vi khuẩn biến đổi có thể tạo thành các chất độc hại) vào cơ thể. Điều này khiến cho cơ thể có thể bị ngộ độc thực phẩm, thậm chí gây nên những bệnh nguy hiểm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.
Câu 2:
Bảo quản trong tủ lạnh: Nhiệt độ thấp trong tủ lạnh sẽ giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây hư hỏng thực phẩm.
Muối chua: Độ pH thấp sẽ sẽ giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây hư hỏng thực phẩm.
Sấy khô: Biện pháp này giúp làm giảm lượng nước trong thực phẩm → hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây hư hỏng thực phẩm.
Câu 3:
Nói “vi khuẩn có thể nhìn thấy bằng mắt thường” là sai vì vi khuẩn có kích thước rất nhỏ, không thể nhìn thấy bằng mắt thường mà chỉ có thể quan sát dưới kính hiển vi.
Câu 4:
Bệnh do vi khuẩn gây ra: 1, 2, 3
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Giáo án Tiếng Việt 4 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
-
Bộ đề thi học kì 1 môn Toán, Tiếng Việt lớp 4 theo Thông tư 27
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Mới nhất trong tuần
-
KHTN Lớp 6 Bài 41: Năng lượng
10.000+ -
KHTN Lớp 6 Bài 38: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc
10.000+ -
KHTN Lớp 6 Bài 42: Bảo toàn năng lượng và sử dụng năng lượng
10.000+ 5 -
KHTN Lớp 6 Bài 39: Biến dạng của lò xo. Phép đo lực
50.000+ -
KHTN Lớp 6 Bài 34: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên
10.000+ 1 -
KHTN Lớp 6 Bài 35: Lực và biểu diễn lực
10.000+ -
KHTN Lớp 6 Bài 33: Đa dạng sinh học
10.000+ -
KHTN Lớp 6 Bài 36: Tác dụng của lực
10.000+ -
KHTN Lớp 6 Bài 31: Động vật
50.000+ -
KHTN Lớp 6 Bài 29: Thực vật
50.000+ 1