Suy nghĩ của bạn về hình ảnh nỏ thần được thể hiện trong truyền thuyết trên và trong thực tế lịch sử Văn mẫu lớp 12 CTST
Suy nghĩ của bạn về hình ảnh nỏ thần được thể hiện trong truyền thuyết trên và trong thực tế lịch sử là tài liệu tham khảo hữu ích.

Nội dung gồm 2 đoạn văn mẫu. Bạn đọc có thể tham khảo chi tiết ngay sau đây để có được ý tưởng cho bài viết.
Đề bài: Tìm đọc truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy . Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bạn về hình ảnh nỏ thần được thể hiện trong truyền thuyết trên và trong thực tế lịch sử.
Suy nghĩ của bạn về hình ảnh nỏ thần được thể hiện trong truyền thuyết trên và trong thực tế lịch sử
Đoạn văn mẫu số 1
Khi đọc truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy, tôi thấy ấn tượng với hình ảnh nỏ thần. Trong truyện, nỏ thần được làm từ cái vuốt của thần Kim Quy - một nhân vật không có thật. Nỏ thần có sức mạnh phi thường, giúp An Dương Vương dẹp tan quân giặc. Còn trong thực tế lịch sử, nỏ thần được tướng Cao Lỗ chế tạo ra, được sử dụng trong chiến đấu. Dù ở trong truyền thuyết hay thực tế lịch sử thì nỏ thần đều mang biểu tượng cho sức mạnh của người Âu Lạc, của sự chiến đấu, sự kiên cường và khả năng đánh bại mọi kẻ thù. An Dương Vương đã sử dụng nỏ thần để bảo vệ tổ quốc và xây dựng thành lũy bảo vệ đất nước. Hình ảnh nỏ thần không chỉ đơn thuần là một công cụ chiến đấu, mà còn là biểu tượng của lòng yêu nước và trách nhiệm của người đứng đầu một quốc gia.
Đoạn văn mẫu số 2
Trong truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy, hình ảnh nỏ thần để lại cho tôi nhiều ấn tượng. Hình ảnh nỏ thần trong truyện được xây dựng mang tính kì ảo. Chiếc nỏ được làm từ cái vuốt của thần Kim Quy và có sức mạnh phi thường, giúp nhà vua An Dương Vương dẹp tan quân giặc. Trên thực tế, nỏ thần được một vị tướng của nhà vua An Dương Vương là Cao Lỗ chế tạo ra. Có thể thấy rằng, hình ảnh nỏ thần tượng trưng cho sức mạnh của người Âu Lạc, của sự chiến đấu, sự kiên cường và khả năng đánh bại mọi kẻ thù. Hình ảnh nỏ thần biểu tượng cho lòng yêu nước và trách nhiệm của người đứng đầu một quốc gia.
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài thu hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh đối tượng 3
-
Thuyết minh về trò chơi dân gian ô ăn quan (Dàn ý + 12 mẫu)
-
Viết bài luận về bản thân để tham gia câu lạc bộ tình nguyện
-
Phân tích nhân vật mẹ Lê trong Nhà mẹ Lê
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2024 - 2025 sách Chân trời sáng tạo
-
Soạn bài Sa-va-đo Đa-li và “Sự dai dẳng của kí ức” Chân trời sáng tạo
-
Tập làm văn lớp 5: Tả cảnh buổi sáng trên quê hương em
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2024 - 2025 sách Cánh diều
-
Phân tích tác phẩm Giàn bầu trước ngõ của Nguyễn Ngọc Tư
Mới nhất trong tuần
-
Viết đoạn văn nêu cảm nhận về bài thơ Ngõ Tràng An (2 mẫu)
100+ -
Phân tích truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao (Dàn ý + 13 mẫu)
100.000+ -
Ý nghĩa nhan đề bài thơ Tiếng thu (2 mẫu)
100+ -
Viết đoạn văn cảm nhận bài thơ Lá Diêu Bông (2 mẫu)
100+ -
Ý nghĩa nhan đề bài thơ Lá Diêu Bông (2 mẫu)
100+ -
Viết đoạn văn cảm nhận bài thơ Hoàng Hạc Lâu (2 mẫu)
100+ -
Ý nghĩa nhan đề bài thơ Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn (2 mẫu)
100+ -
Phân tích bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc của Hồ Chí Minh
10.000+ -
Viết đoạn văn cảm nhận bài thơ Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn (2 mẫu)
100+ -
Suy nghĩ của bạn về hình ảnh nỏ thần được thể hiện trong truyền thuyết trên và trong thực tế lịch sử
100+