Hoạt động trải nghiệm 7: Nghề ở địa phương Trải nghiệm hướng nghiệp lớp 7 trang 73 sách Cánh diều
Giải bài tập Hoạt động trải nghiệm 7: Nghề ở địa phương sách Cánh diều là tài liệu vô cùng hữu ích, giúp các em học sinh lớp 7 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, đối chiếu lời giải hay, chính xác để biết cách trả lời các câu hỏi trang 73.
Soạn Hoạt động trải nghiệm 7 trang 73 giúp các bạn học sinh biết cách xác định các nghề ở địa phương. Đồng thời có thêm tài liệu gợi ý, so sánh với kết quả mình đã làm, rèn luyện củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức.
Hoạt động trải nghiệm 7: Nghề ở địa phương
1. Xác định nghề ở địa phương
Câu 1: Tham gia trò chơi đoán tên một số nghề ở địa phương.
Gợi ý đáp án
+ Trò chơi đoán tên một số nghề ở địa phương:
1.
Ai người đo vải
Rồi lại cắt may
Áo quần mới, đẹp
Nhờ bàn tay ai?
Trả lời: Thợ may
2.
Nghề gì chân lấm tay bùn
Cho ta hạt gạo, ấm no mỗi ngày?
Trả lời: Nghề nông
3.
Chú mặc áo vàng
Đứng ở ngã ba
Trên mọi đường phố
Chỉ lối xe đi
Nghề gì thế nhỉ?
Trả lời: Cảnh sát giao thông
Câu 2
Tập hợp tên các nghề thành danh sách nghề hiện có ở địa phương và sắp xếp theo nhóm nghề.
Gợi ý đáp án
1. Nhóm các nghề sản xuất: chế biến: chế biến gỗ, thực phẩm…
2. Nhóm các nghề kinh doanh: bán thực phẩm, quần áo...
3. Nhóm các nghề dịch vụ: dịch vụ, bán hàng…
2. Đặc điểm một số nghề ở địa phương
Câu 1: Chọn một nghề cụ thể trong danh sách nghề ở địa phương đã lập để tìm hiểu đặc điểm thông quan bản mô tả nghề nghiệp.
Gợi ý:
Công việc đặc trưng |
Thời gian, địa điểm làm việc chủ yếu |
Trang thiết bị, dụng cụ lao động |
Ghi chú |
Dạy học |
Từ thứ Hai đến thứ Bảy, giờ hành chính Trường học |
Sách, phấn, bằng, máy tính, bản đồ,... |
Tùy từng môn học mà giáo viên dạy sẽ có thiết bị, dụng cụ lao động khác nhau |
? |
? |
? |
? |
? |
? |
? |
? |
Bản mô tả nghề
Công việc đặc trưng |
Thời gian, địa điểm làm việc chủ yếu |
Trang thiết bị, dụng cụ lao động |
Ghi chú |
Bác sĩ |
Cả tuần theo các ca tại bệnh viện |
Các thiết bị y tế, thuốc |
Tùy từng khoa bệnh sẽ có nhiệm vụ chuyên môn |
Phi công |
Theo ca làm tại đơn vị |
Máy bay cùng các vật dụng liên quan |
Lái máy bay |
Câu 2
Chia sẻ và nhận xét về cách bản mô tả nghề nghiệp.
Gợi ý đáp án
Nhận xét về cách bản mô tả nghề nghiệp: rõ ràng, dễ hiểu, dễ hình dung, dễ nhận biết.
3. Nhận diện nguy hiểm và cách giữ an toàn lao động khi làm nghề ở địa phương
Câu 1: Lựa chọn một nghề hiện có ở địa phương để nhận diện các nguy hiểm và cách giữ an toàn lao động khi làm nghề.
Gợi ý đáp án
+ Nghề thợ xây
+ Các nguy hiểm có thể xảy ra: bị ngã giàn giáo, bị rách, tay chân
+ Cách giữ an toàn: trang bị các đồ bảo hộ lao động như mũ bảo hộ, các dụng cụ y tế cần thiết, dây cuốn chắc chắn…
Câu 2
Đề xuất cách thức em sẽ áp dụng để giữ an toàn cho mình và mọi người.
Gợi ý đáp án
Tên nghề |
Nguy hiểm có thể gặp phải |
Cách giữ an toàn khi lao động |
Cảnh sát hình sự |
- Bị tội phạm đả thương - Bị theo dõi, bị đánh lén |
- Rèn luyện khả năng ứng biến và xử lý tình huống nhanh, linh hoạt - Luyện võ |
Thợ lặn |
- Chuột rút - Đuối nước |
- Kiểm tra kĩ thiết bị bảo hộ trước khi xuống nước. - Học cách mát xa, xử lý tình huống bị chuột rút khi đang làm việc |
4. Hùng biện: “Nếu em là lãnh đạo địa phương”
Câu 1: Hùng biện theo nhóm về chủ đề:
- Hùng biện theo nhóm về chủ đề: Nếu là lãnh đạo địa phương, em sẽ làm gì để phát triển các nghề của địa phương và hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp?
Hùng biện theo nhóm
- Mỗi nhóm cứ 3 đến 4 người tham gia;
- Chia bài hùng biện thành các phần tương ứng với số người tham gia;
- Mỗi thành viên trong nhóm phụ trách một phần trong bài hùng biện;
- Một thành viên chịu trách nhiệm dẫn dắt (mở đầu, kết thúc) bài hùng biện.
Gợi ý đáp án
Nếu là lãnh đạo địa phương, những điều em sẽ làm để phát triển các nghề của địa phương và hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp là:
+ Mời các chuyên gia, những người trẻ thành công,... về tổ chức các buổi trò chuyện, hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên ở địa phương.
+ Tuyên truyền, khuyến khích người dân ủng hộ các sản phẩm do địa phương sản xuất: bánh kẹo, đồ thủ công mỹ nghệ,...
+ Đưa ra một số chính sách hỗ trợ phù hợp đối với thanh niên mới ra trường, có ý định khởi nghiệp.
Câu 2
Chia sẻ cảm nhận về các bài hùng biện.
Gợi ý đáp án
Các bài hùng biện thật sự rất ý nghĩa đối với em, em cảm thấy mình rất may mắn khi được nghe các bài hùng biện đó. Bài hùng biện ấy cũng mang đến cho em nhiều bài học như bài học về nghề nghiệp, cách ứng xử trong các tình huống khác nhau.
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 30
-
Báo cáo kết quả Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
Mới nhất trong tuần
-
Giới thiệu về một truyền thống tự hào ở quê hương em (6 Mẫu)
50.000+ -
Hoạt động trải nghiệm 7: Hợp tác với thầy cô
5.000+ -
Hoạt động trải nghiệm 7: Tự hào trường em
5.000+ -
Giới thiệu về các di tích, danh lam thắng cảnh ở các vùng, miền của đất nước
100+ -
Hoạt động trải nghiệm 7: Bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh
1.000+ -
Hoạt động trải nghiệm 7: Giữ gìn trường lớp gọn gàng, sạch đẹp
1.000+ -
Hoạt động trải nghiệm 7: Hòa đồng và hợp tác với các bạn
5.000+ -
Kế hoạch thực hiện chiến dịch bảo vệ môi trường thiên nhiên
100+ -
Lập kế hoạch khắc phục những điểm hạn chế để tự hoàn thiện bản thân
100+ -
Hoạt động trải nghiệm 7: Đội viên tích cực
100+