Đoạn văn giới thiệu khái quát về các từ loại hoặc các thành phần câu 5 đoạn văn mẫu lớp 7
Eballsviet.com sẽ cung cấp tài liệu Bài văn mẫu lớp 7: Đoạn văn giới thiệu khái quát về các từ loại hoặc các thành phần câu.

Mời các bạn học sinh cùng tham khảo nội dung chi tiết bao gồm 5 đoạn văn mẫu lớp 7, được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.
Đề bài: Viết một đoạn văn (khoảng 5 - 7 dòng) giới thiệu khái quát về các từ loại hoặc các thành phần câu em đã học. Chỉ ra một thuật ngữ được sử dụng trong đoạn văn.
Đoạn văn giới thiệu khái quát về các từ loại hoặc các thành phần câu
Giới thiệu về các từ loại hoặc các thành phần câu - Mẫu 1
Hệ thống từ loại trong tiếng Việt rất phong phú và đa dạng. Từ loại chính bao gồm có danh từ, động từ, tính từ. Các từ loại này là thành phần chính trong câu. Một số từ loại khác có thể kể đến gồm số từ, lượng từ, phó từ, chỉ từ, quan hệ từ, đại từ, trợ từ, tình thái từ, thán từ. Mỗi từ loại đều có một chức năng, vai trò khác nhau và góp phần làm phong phú cho ngôn ngữ tiếng Việt. Mỗi người cần sử dụng từ ngữ đúng đắn, khoa học.
Một số thuật ngữ: danh từ, động từ, tính từ…
Giới thiệu về các từ loại hoặc các thành phần câu - Mẫu 2
Các thành phần của câu bao gồm chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ. Hai thành phần chính là chủ ngữ và vị ngữ, bắt buộc phải có trong câu. Trạng ngữ là thành phần phụ, có thể có hoặc không. Chủ ngữ chỉ con người, sự vật được miêu tả, nhận xét. Vị ngữ chỉ đặc điểm, tích chất hoặc hoạt động, trạng thái của con người, sự vật. Trạng ngữ sẽ bổ sung về thời gian, nơi chốn, mục đích, phương tiện… cho câu. Một số thành phần phụ khác như bổ ngữ, định ngữ.
Một số thuật ngữ: chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ…
Giới thiệu về các từ loại hoặc các thành phần câu - Mẫu 3
Tiếng Việt có hệ thống từ loại rất phong phú và đa dạng. Ba từ loại chính gồm có danh từ, động từ, tính từ. Chúng đóng vai trò làm thành phần chính trong câu. Bên cạnh đó, những từ loại khác như: số từ, lượng từ, phó từ, chỉ từ, quan hệ từ, đại từ, trợ từ, tình thái từ, thán từ. Mỗi từ loại đều có một chức năng, vai trò khác nhau và góp phần làm phong phú cho ngôn ngữ tiếng Việt. Chúng ta cần sử dụng các từ loại trên một cách đúng đắn, hợp lí.
Một số thuật ngữ: danh từ, động từ, tính từ…
Giới thiệu về các từ loại hoặc các thành phần câu - Mẫu 4
Xét về mặt cấu tạo ngữ pháp, các thành phần câu gồm có chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ. Hai thành phần chính là chủ ngữ và vị ngữ, bắt buộc phải có trong câu. Trạng ngữ là thành phần phụ, có thể có hoặc không. Chủ ngữ chỉ con người, sự vật được miêu tả, nhận xét. Còn vị ngữ chỉ đặc điểm, tích chất hoặc hoạt động, trạng thái của con người, sự vật. Trạng ngữ sẽ bổ sung về thời gian, nơi chốn, mục đích, phương tiện… cho câu. Ngoài ra còn có một số thành phần phụ khác như bổ ngữ, định ngữ.
Một số thuật ngữ: chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ…
Giới thiệu về các từ loại hoặc các thành phần câu - Mẫu 5
Hệ thống từ loại trong tiếng Việt rất phong phú. Trước hết, ba từ loại chính gồm có danh từ, động từ, tính từ. Các từ loại này đóng vai trò làm thành phần chính trong câu. Bên cạnh đó, những từ loại khác như: số từ, lượng từ, phó từ, chỉ từ, quan hệ từ, đại từ, trợ từ, tình thái từ, thán từ. Mỗi từ loại có một vai trò khác nhau. Người nói, người viết cần sử dụng các từ loại một cách phù hợp.
Thuật ngữ: từ loại, câu, thành phần chính
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Soạn bài Tự đánh giá: Gói thuốc lá Cánh diều
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí lớp 5 năm 2024 - 2025 (Sách mới)
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài thu hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh đối tượng 3
-
Thuyết minh về trò chơi dân gian ô ăn quan (Dàn ý + 12 mẫu)
-
Viết bài luận về bản thân để tham gia câu lạc bộ tình nguyện
-
Phân tích nhân vật mẹ Lê trong Nhà mẹ Lê
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2024 - 2025 sách Chân trời sáng tạo
-
Soạn bài Sa-va-đo Đa-li và “Sự dai dẳng của kí ức” Chân trời sáng tạo
-
Tập làm văn lớp 5: Tả cảnh buổi sáng trên quê hương em
Mới nhất trong tuần
-
Bài văn biểu cảm về sự hy sinh thầm lặng của dì Bảy trong Người ngồi đợi trước hiên nhà
50.000+ -
Phân tích bài thơ Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông
50.000+ 1 -
Ý nghĩa nhan đề Tượng đài vĩ đại nhất (2 mẫu)
100+ -
Tóm tắt văn bản Ghe xuồng Nam Bộ (3 mẫu)
1.000+ -
Đoạn văn giới thiệu khái quát về các từ loại hoặc các thành phần câu
100+ -
Viết bản tường trình về việc lấy nhầm xe của bạn (5 mẫu)
1.000+ -
Tóm tắt văn bản Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa
1.000+ -
Kể lại truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường (7 mẫu)
10.000+ -
Phân tích truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng (8 mẫu)
100.000+ -
Cảm nghĩ về bài thơ Mây và sóng của Ta-go (11 mẫu)
100.000+ 9