Giáo án Tiếng Việt 5 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Học kì 1) Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt lớp 5 (Full)
Giáo án Tiếng Việt 5 sách Kết nối tri thức - Học kì 1 mang tới đầy đủ các bài giáo án trong học kì 1, là tài liệu rất hữu ích, được biên soạn bám sát chương trình SGK Tiếng Việt 5 KNTTT, giúp thầy cô tiết kiệm thời gian soạn giáo án lớp 5 của mình.
Giáo án Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức học kì 1 được thiết kế chi tiết, sinh động giúp thầy cô có thêm kinh nghiệm để trình bày giáo án mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu khiến các bạn tiếp thu kiến thức tốt nhất. Ngoài ra, có thể tham khảo bộ Giáo án Tiếng Việt 5 Cả năm. Sau đây là nội dung chi tiết của giáo án Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức học kì 1 mời thầy cô cùng tham khảo bài viết:
Giáo án Tiếng Việt 5 sách Kết nối tri thức Học kì 1
CHỦ ĐIỂM: THẾ GIỚI TUỔI THƠ
BÀI 1: THANH ÂM CỦA GIÓ
(3 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Thanh âm của gió. Biết đọc diễn cảm, phù hợp với lời kể, tả giàu hình ảnh, giàu cảm xúc trong bài.
- Nhận biết được một số chi tiết tiêu biểu và nội dung chính của văn bản Thanh âm của gió. Chỉ ra được mối liên hệ giữa các chi tiết, biết tóm tắt và hiểu được chủ đề của văn bản.
- Nhận biết được các từ loại danh từ, động từ, tính từ và tạo lập được câu có chứa các từ loại đó.
- Viết được bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe bằng những chi tiết sáng tạo.
- Có ý thức quan sát, khám phá thế giới xung quanh, phát huy trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực văn học:
- Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng tình yêu với thiên nhiên, cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
a. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV Tiếng Việt 5.
- Tranh ảnh minh họa bài đọc.
- Tranh, ảnh, bài thơ, bài văn,…về thiên nhiên, cuộc sống.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
b. Đối với học sinh
- SGK Tiếng Việt 5.
- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
TIẾT 1: ĐỌC |
|
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách tiến hành - GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh về một số trò chơi và hoạt động ngoài trời của các bạn nhỏ: - GV yêu HS làm việc theo nhóm đôi và thảo luận: Trao đổi với bạn về những trò chơi hoặc những hoạt động em thường thực hiện khi chơi ngoài trời. - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm đôi trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS. - GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa SGK tr8, dẫn dắt và giới thiệu bài đọc: Bài đọc Thanh âm của gió là câu chuyện về sự ngạc nhiên, thích thú của các bạn nhỏ trước tiếng gió thổi trong một khung cảnh làng quê thanh bình, yên ả B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc câu thể hiện cảm xúc của nhân vật. - Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp. b. Tổ chức thực hiện - GV đọc mẫu cho HS nghe: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ phù hợp: những tình tiết bất ngờ hoặc từ ngữ thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật. - GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó, hướng dẫn cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật: + Luyện đọc một số từ khó: ngày nào, lên núi, lạ lắm, lần lượt, thung lũng, la lên, lùa trâu, + Một số câu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật: Giọng kể chuyện thay đổi, thay đổi ngữ điệu khi đọc lời nói trực tiếp của các nhân vật, đọc đúng ngữ điệu ngạc nhiên “Ơ”, ngữ điệu đồng tình “Đúng rồi”; ngữ điệu cảm thán “hay lắm”. + Luyện đọc ngắt giọng ở những câu dài: Chiều về,/ đàn trâu no cỏ/ đằm mình dưới suối,/ chúng tôi tha thẩn/ tìm những viên đá đẹp cho mình; Khi nghe anh em tôi kể/ cả hội chơi trò bịt tai nghe tiếng gió,/ bố bảo/ nghe kể thôi đã thích,/ nhất định sáng mai/ bố sẽ thử ngay/ xem gió nói điều gì;…. - GV tổ chức cho HS đọc thành tiếng đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. Bài đọc có thể chia thành ba đoạn để luyện đọc và tìm ý: + Đoạn 1: Từ đầu đến tìm những viên đá đẹp cho mình. + Đoạn 2: Tiếp theo đến “cười, cười, cười, cười…”. + Đoạn 3: Còn lại. * Tùy thuộc vào năng lực HS, GV có thể tách hoặc ghép đoạn để thuận tiện trong việc hướng dẫn các em luyện đọc. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Giải nghĩa được một số từ khó. - Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc. - Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc. b. Tổ chức thực hiện - GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó: + men theo (bờ suối): di chuyển lần theo phía bên (bờ suối). + đằm mình: ngâm mình lâu trong nước. + thung lũng: vùng đất trũng thấp giữa hai sườn dốc. - GV tổ chức cho HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận trong nhóm hoặc nhóm nhỏ để trả lời từng câu hỏi: + Câu 1: Khung cảnh thiên nhiên khi các bạn nhỏ đi chăn trâu được miêu tả thế nào? + Câu 2: Em Bống đã phát hiện ra trò chơi gì? Theo em, vì sao các bạn thích trò chơi đó? + Câu 3: Việc bố hưởng ứng trò chơi của hai anh em nói lên điều gì? Chọn câu trả lời dưới đây hoặc nêu ý kiến của em. A. Trò chơi hấp dẫn đến mức người lớn cũng thích chơi. B. Bố khuyến khích các con chơi những trò chơi ngoài trời. C. Bố muốn hoà nhập vào thế giới trẻ thơ của các con. + Câu 4: Tưởng tượng em cũng tham gia vào trò chơi bịt tai nghe gió, nói với các bạn điều em nghe thấy. - GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: + Câu 1: Cỏ tươi tốt, suối nhỏ, nước trong vắt, nắng chiếu xuống đáy làm cát, sỏi ánh lên lấp lánh; một bên suối là đồng cỏ ruộng, gió không có vật cản cứ tha hồ rong chơi, thỉnh thoảng lại vút qua tai mọi người như đùa nghịch. + Câu 2: Em Bống phát hiện ra trò bịt tai nghe gió, chơi bằng cách bịt nhẹ tai lại rồi mở ra và lặp lại. Bạn nào cũng thích trò chơi vì khi thử bịt tai nghe tiếng gió, mỗi bạn đều nghe thấy gió nói theo một cách riêng. Các bạn được phát huy trí tưởng tượng với một trò chơi nghe tưởng như vô lí nhưng lại có thật. + Câu 3: Chọn A vì bố nói mới nghe kể thôi bố đã thấy thích trò chơi ấy rồi và mai muốn thử ngay, chứng tỏ trò chơi rất hấp dẫn. Trẻ em và người lớn có những mối quan tâm khác nhau, trò chơi khác nhau, vì thế trò chơi này phải hấp dẫn đến mức nào thì bố mới thể hiện sự hứng thú và hưởng ứng như vậy. Chọn B vì thường trẻ em và người lớn có những mối quan tâm khác nhau, trò chơi khác nhau, vì thế bố có lẽ không thực sự thích trò chơi này đến mức đó, nhưng bố muốn thể hiện sự hưởng ứng để ủng hộ các con thỏa sức chơi ở ngoài trời, vừa tốt cho sức khỏe, vừa tốt cho tinh thần. Chọn C vì qua cách bố hưởng ứng trò chơi một cách nhiệt liệt (vừa nghe đã thấy thích, mai sẽ thử ngay) có thể thấy bố là một người rất tâm lí, hiểu con, yêu con và luôn sẵn sang hòa mình vào thế giới của con. Khi được người lớn hưởng ứng trò chơi của mình, em luôn cảm thấy người lớn thật đáng yêu và gần gũi, giữa em và người lớn không còn khoảng cách nào nữa, mọi thứ gắn kết thật tự nhiên. + Câu 4: HS tự làm Hoạt động 3: Luyện đọc lại a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nhắc lại được nội dung, ý nghĩa bài đọc; xác định được giọng đọc của nhân vật. - Luyện đọc trong nhóm và trước lớp. b. Tổ chức thực hiện - GV mời đại diện 1 – 2 HS nhắc lại nội dung, ý nghĩa bài đọc Thanh âm của gió. - GV tổ chức cho HS đọc lại đoạn 3 và xác định giọng đọc đoạn này: Giọng đọc ngạc nhiên, thích thú của các bạn nhỏ Mỗi đứa/ nghe thấy một thanh âm.// Cứ thế,/ gió chiều/ thổi từ thung lũng/ dọc theo suối/ mang theo tiếng nói trong đầu mỗi đứa bay xa.// Đứa nào cũng mê mải theo tiếng gió/ cho đến khi Văn la lên:// – Gió nói/ “đói, đói, đói... rồi.”.// Cả hội giật mình.// Chiều đã muộn,/ mặt trời/ xuống thật thấp.// Chúng tôi/ lùa trâu về,/ không quên/ đưa hai tay lên giữ tai/ để vẫn nghe tiếng gió.// Tối đó,/ tôi và Bống/ kể cho bố mẹ nghe về trò chơi bịt tai nghe tiếng gió.// Bố bảo/ mới nghe chúng tôi kể thôi/ mà bố đã thích trò chơi ấy rồi.// Bố còn nói/ nhất định sáng mai/ bố sẽ thử ngay xem gió nói điều gì.// - GV tổ chức cho HS luyện đọc trong nhóm, trước lớp đoạn 3. - GV mời 1 – 2 HS khá, giỏi đọc cả bài, các HS khác lắng nghe, nhận xét (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp. |
- HS quan sát hình ảnh.
- HS làm việc nhóm đôi.
- HS trình bày ý kiến trước lớp, các HS khác lắng nghe. - HS quan sát, tiếp thu.
- HS quan sát tranh minh họa, lắng nghe và tiếp thu.
- HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo.
- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.
- HS luyện đọc theo nhóm.
- HS cùng GV giải nghĩa một số từ khó.
- HS đọc thầm, HS làm việc nhóm đôi để trả lời các câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
|
...
>> Tải file để tham khảo toàn bộ giáo án!
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Phân tích nhân vật mẹ Lê trong Nhà mẹ Lê
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2024 - 2025 sách Chân trời sáng tạo
-
Soạn bài Sa-va-đo Đa-li và “Sự dai dẳng của kí ức” Chân trời sáng tạo
-
Tập làm văn lớp 5: Tả cảnh buổi sáng trên quê hương em
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2024 - 2025 sách Cánh diều
-
Phân tích tác phẩm Giàn bầu trước ngõ của Nguyễn Ngọc Tư
-
Đề thi thử vào lớp 10 năm học 2018 – 2019 môn Ngữ Văn (Có đáp án)
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
Văn mẫu lớp 12: Phân tích màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt (3 Dàn ý + 11 mẫu)
-
Bài thu hoạch Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII cho giáo viên
Mới nhất trong tuần
-
Giáo án Tiếng Việt 5 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Học kì 2)
100+ -
Giáo án Tiếng Việt 5 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Học kì 1)
100+ -
Giáo án Tiếng Việt 5 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm)
1.000+ -
Giáo án Tiếng Việt 5 sách Chân trời sáng tạo (Học kì 2)
100+ -
Giáo án Tiếng Việt 5 sách Chân trời sáng tạo (Học kì 1)
100+ -
Giáo án Tiếng Việt 5 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm)
100+ -
Giáo án Tiếng Việt 5 sách Cánh diều (Học kì 2)
100+ -
Giáo án Tiếng Việt 5 sách Cánh diều (Học kì 1)
100+ -
Giáo án Tiếng Việt 5 sách Cánh diều (Cả năm)
1.000+ -
Giáo án Khoa học 5 sách Cánh diều (Học kì 2)
100+