Giáo án mầm non: Nghe hát Hòa bình cho bé Nghe hát Hòa bình cho bé
Giáo án mầm non: Nghe hát Hòa bình cho bé sẽ giúp trẻ rèn kĩ năng nghe hát và kĩ năng hát đúng giai điệu bài hát, rèn luyện và phát triển tai nghe cho trẻ và khả năng cảm thụ âm nhạc và phát triển khả năng phản xạ, chơi thành thạo trò chơi.
Thông qua bài học trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, hiểu nội dung bài hát “Hòa bình cho bé”, chú ý nghe cô hát và biết hưởng ứng cùng cô, hát thuộc bài hát “Quê hương tươi đẹp” và biết chơi trò chơi âm nhạc “Thi xem đội nào nhanh”. Cũng từ đó giáo dục trẻ biết yêu quý quê hương đất nước, giữ gìn sạch đẹp cho quê hương.
Giáo án phát triển thẩm mĩ: Nghe hát Hòa bình cho bé
GIÁO ÁN ÂM NHẠC
Chủ đề: Quê hương - đất nước - Bác Hồ
Tên bài: Nghe hát “Hòa bình cho bé”
Lứa tuổi: 3-4 tuổi
1. Mục đích yêu cầu
Kiến thức
- Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, hiểu nội dung bài hát “Hòa bình cho bé”
- Trẻ chú ý nghe cô hát và biết hưởng ứng cùng cô.
- Trẻ hát thuộc bài hát “Quê hương tươi đẹp”.
- Trẻ biết chơi trò chơi âm nhạc “Thi xem đội nào nhanh”.
Kĩ năng
- Rèn kĩ năng nghe hát và kĩ năng hát đúng giai điệu bài hát.
- Rèn luyện và phát triển tai nghe cho trẻ và khả năng cảm thụ âm nhạc.
- Phát triển khả năng phản xạ, chơi thành thạo trò chơi.
Thái độ
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động
- Giáo dục trẻ biết yêu quý quê hương đất nước, giữ gìn sạch đẹp cho quê hương.
2. Chuẩn bị
Đồ dung của cô
- Nhạc bài hát “Hòa bình cho bé; quê hương tươi đẹp”
- Sân khấu âm nhạc
- Míc, sắc xô
- Vòng thể dục chơi trò chơi
Đồ dùng của trẻ
- 15 mũ lúa nếp thầu dầu; 15 mũ tương nếp Úc Kỳ
- Ghế ngồi cho trẻ
- Trang phục trẻ gọn gàng, sạch đẹp
3. Tiến trình hoạt động
Hoạt động của cô |
Hoạt động của trẻ |
1. Ổn định, giới thiệu bài. - Chào mừng các con đến với chương trình « Giai điệu quê hương» hôm nay - Đến tham gia chương trình hôm nay có 2 đội chơi : Đội lúa nếp thầu dầu ; đội tương nếp Úc Kỳ - Đồng hành cùng các con trong chương trình ngày hôm nay là cô giáo Đặng Thị Giang. - Đến dự chương trình ngày hôm nay có các cô trong Ban Giám Hiệu nhà trường tới dự cũng là ban giám khảo của chương trình hôm nay. - Chương trình giai điệu quê hương gồm 3 phần chơi : Phần thứ 1: Thể hiện tài năng Phần thứ 2: Thưởng thức âm nhạc Phần thứ 3: Trò chơi âm nhạc 2. Phương pháp hình thức tổ chức.(18-20p) * Hoạt động 1: Dạy hát “Quê hương tươi đẹp” Và sau đây cô xin mời 2 đội chơi đến với phần thứ nhất mang tên: thể hiện tài năng. Ở phần thể hiện tài năng nhiệm vụ của các gia đình là phải đoán xem đây là giai điệu của bài hát nào. - Cô mở cho trẻ nghe đoạn nhạc: Quê hương tươi đẹp. - Các đội chơi hãy cho cô biết đây là bài hát nào? - Đúng rồi đó là giai điệu bài hát “Quê hương tươi đẹp” dân ca nùng tác giả Hoàng Anh. Cô mời các đội chơi đứng lên hát theo giai điệu bài hát. - Cô cho trẻ hát bài hát 1 lần - Bài hát “Quê hương tươi đẹp” có giai điệu hay, vui tươi nói về quê hương của em bé rất đẹp có đồng lúa xanh, núi rừng ngàn cây, khi mùa xuân về có hội múa hát tưng bừng vui vẻ. Bài hát thể hiện em bé rất yêu quý quê hương của mình. - Cô cho 2 đội lần lượt thể hiện bài hát - Cho cá nhân thể hiện bài hát (Cô chú ý sửa sai cho trẻ) Vừa rồi cả hai đội đã thể hiện phần thi tài năng rất xuất sắc cô tặng mỗi đội một bông hoa. * Hoạt động 2: Nghe hát: Hòa bình cho bé Bây giờ cô mời các đội đến với phần tiếp theo của chương trình đó chính là phần: thưởng thức âm nhạc. - Cờ hòa bình bay phấp phới giữa trời xanh biếc xanh, một đàn bồ câu trắng mắt tròn xoe hiền hòa, hòa bình là tia nắng ấm mắt tròn môi bé xinh, nhẹ nhàng cất tiếng hát tay vòng tay bé ngoan đó cũng là nội dung bài hát “Hòa bình cho bé” mà cô muốn gửi tới các con. Các con hãy cùng lắng nghe cô hát bài hát này . + Cô hát lần 1: Không nhạc - Để bài hát hay hơn chúng mình cùng lắng nghe cô hát bài « Hòa bình cho bé » kết hợp với nhạc bài hát. + Cô hát lần 2 : Kết hợp nhạc bài hát - Các con vừa nghe cô giáo hát bài hát gì? - Bài hát nói về điều gì ? |
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ đoán - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe - Trẻ hát - Trẻ lắng nghe
- Trẻ hát - Trẻ hát
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời - Trẻ trả lời |
..............................
Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem tiếp
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Viết đoạn văn cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi (5 Mẫu)
-
Thuyết minh lễ hội truyền thống hoặc thể hiện khí thế sôi nổi của thời đại
-
Viết đoạn văn nghị luận về tính tự lập (2 Dàn ý + 26 mẫu)
-
Bài tập tiếng Anh dành cho học sinh lớp 1
-
Nghị luận xã hội về ý nghĩa của những điều nhỏ bé (2 Mẫu)
-
Mẫu biên bản hủy hoá đơn - Mẫu hủy hóa đơn GTGT theo Thông tư 39/2014/TT-BTC
-
Nghị luận Thất bại là mẹ thành công (Sơ đồ tư duy)
-
Văn mẫu lớp 9: Phân tích khổ 5, 6 Bài thơ về tiểu đội xe không kính
-
Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về một nhân vật trong một câu chuyện đã học (Dàn ý + 9 mẫu)
-
Văn mẫu lớp 9: Cảm nhận 2 khổ thơ đầu trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Sơ đồ tư duy)
Mới nhất trong tuần
-
Giáo án mầm non: Bài thơ Cô giáo của con
-
Giáo án mầm non: Bài thơ Ngôi nhà
100+ -
Giáo án mầm non: Nghe hát Hòa bình cho bé
100+ -
Giáo án mầm non: Bài thơ Đôi mắt của em
100+ -
Giáo án mầm non: Truyện Chú vịt xám
100+ -
Giáo án mầm non: Truyện Sự tích các loại hoa
100+ -
Giáo án mầm non: Tạo hình với những viên sỏi
100+ -
Giáo án mầm non: Bài thơ Ong và Bướm
100+ -
Giáo án mầm non: Bài thơ Khuyên bạn
100+ -
Giáo án mầm non: Tô màu chiếc ô
100+