Giáo án Lịch sử - Địa lí 4 sách Chân trời sáng tạo (Học kì 2) Kế hoạch bài dạy Lịch sử - Địa lý lớp 4 (Full)

Giáo án Lịch sử - Địa lí 4 sách Chân trời sáng tạo - Học kì 2 mang tới đầy đủ các bài giáo án trong học kì 2, là tài liệu rất hữu ích, được biên soạn bám sát chương trình SGK Lịch sử - Địa lí 4 CTST, giúp thầy cô tiết kiệm thời gian soạn giáo án lớp 4 của mình.

Giáo án Lịch sử - Địa lí 4 Chân trời sáng tạo học kì 2 được thiết kế chi tiết, sinh động giúp thầy cô có thêm kinh nghiệm để trình bày giáo án mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu khiến các bạn tiếp thu kiến thức tốt nhất. Ngoài ra, có thể tham khảo bộ Giáo án Lịch sử - Địa lí 4 Cả năm. Sau đây là nội dung chi tiết của giáo án Lịch sử - Địa lí 4 Chân trời sáng tạo học kì 2 mời thầy cô cùng tham khảo bài viết nhé:

Giáo án Lịch sử - Địa lí 4 sách Chân trời sáng tạo Học kì 2

CHỦ ĐỀ 4: DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
B
ÀI 14: THIÊN NHIÊN VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
(Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực đặc thù:

Trình bày được vị trí địa lí của vùng duyên hải miền Trung. Xác định được vị trí địa lí của vùng Duyên hải miền Trung. Quan sát và mô tả được một số địa danh tiêu biểu của vùng trên bản đồ hoặc lược đồ

2. Năng lực chung:

Năng lực tự chủ và tự học: chủ động thực hiện nhiệm vụ được phân công.

Năng lực giao tiếp và hợp tác: tự tin trao đổi với thành viên nhóm.

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: phát hiện vấn đề của vùng, liên hệ với địa phương, đặt câu hỏi, nêu ý kiến làm sáng tỏ thông tin.

3. Phẩm chất:

Yêu nước: thể hiện tình yêu Tổ quốc thông qua việc tự hào về các địa danh của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.

Nhân ái: thông cảm với những khó khăn to lớn của vùng vùng Duyên hải miền Trung đã gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

Hình ảnh dãy núi Bạch Mã, Lược đồ tự nhiên vùng Duyên hải miền Trung

2. Đối với học sinh

Xem trước bài

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. HĐ khởi động

a. Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, thoải mái cho tiết học.

b. Cách tiến hành

- Giáo viên giới thiệu hình ảnh dãy núi Bạch Mã.

- Qua hình quan sát em biết điều gì về thiên nhiên vùng Duyên hải miền Trung?

- GV dẫn dắt HS vào bài học: ……..

- Giáo viên kết luận.

Nêu nhiệm vụ của tiết học.

2. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: vùng Duyên hải miền Trung

a. Mục tiêu: Xác định được trên bản đồ hoặc lược đồ vị trí địa lí, một số địa danh tiêu biểu của.

b. Cách tiến hành

- Giáo viên giới thiệu lược đồ.

 

- Giáo viên yêu cầu học sinh xác định vùng Duyên hải miền Trung trên lược đồ.

- Giáo viên kết luận

Hoạt động 2: Các vùng tiếp giáp với vùng Duyên hải miền Trung

a. Mục tiêu: Nêu tên biển, quộc gia và các vùng tiếp giáp vùng Duyên hải miền Trung

b. Cách tiến hành

- Em hãy nêu tên biển, quốc gia và các vùng tiếp giáp vùng Duyên hải miền Trung?

- Giáo viên kết luận.

Hoạt động 3: Xác định đèo, núi thuộc vùng Duyên hải miền Trung

a. Mục tiêu: Xác định dãy núi Trường Sơn, dãy núi Bạch mã, đèo Hải Vân

b. Cách tiến hành

- Em hãy quan sát lược đồ và xác định dãy núi Trường Sơn, dãy núi Bạch mã, đèo Hải Vân?

- Giáo viên kết luận.

- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi thi nói nhanh các dòng sông ở vùng Duyên hải miền Trung.

3. Hoạt động luyện tập

a. Mục tiêu: Biết được tác động của địa hình tới đới sống của người dân

b. Cách tiến hành

- Vị trí địa lí của vùng Duyên hải miền Trung có vai trò như thế nào tới đời sống của người dân?

4. Hoạt động vận dụng

a. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết của mình vào trò chơi

b. Cách tiến hành

Tổ chức cho học sinh chơi: du lịch

- Học sinh quan sát

- Toàn bộ chiều dài của vùng đều tiếp giáp với biển. Do các nhánh núi ăn ngang ra biển đã chia nhỏ phần Duyên hải Nam Trung Bộ thành các đồng bằng nhỏ hẹp, tạo nên các bán đảo, các vụng vịnh và nhiều bãi biển đẹp. có 2 quần đảo lớn nhất cả nước: Quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng), quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa)…

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh quan sát lược đồ

- Đọc chú giải

- Học sinh thảo luận nhóm đôi

Đại diện nhóm lên chỉ vùng Duyên hải miền Trung trên lược đồ.

- Học sinh nhận xét

 

- Học sinh thảo luận nhóm 4

- Đại diện nhóm trình bày

Vị trí tiếp giáp của vùng Duyên hải miền Trung:

+ Phía đông là Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa;

+ Phía tây giáp với Lào và vùng Tây Nguyên.

+ Phía bắc giáp với vùng Đồng bằng Bắc Bộ, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ;

+ Phía nam giáp vùng Nam Bộ.

- Các nhóm nhận xét

 

 

- Học sinh thi theo đội: sông Mã, sông Chu, sông Cả, sông Gianh, sông Thu Bồn, sông Ba,…

- Học sinh chọn đội thắng cuộc

- Tuyên dương đội thắng cuộc.

 

 

 

- Vị trí địa lí của vùng Duyên hải miền Trung có ảnh hưởng tới khí hậu, hoạt động sản xuất, đời sống của người dân nơi đây…

 

- Học sinh tham gia

Các em đóng vai là khách du lịch đến vùng Duyên hải miền Trung và giới thiệu về nơi đây.

.....

>> Tải file để tham khảo toàn bộ giáo án Lịch sử - Địa lí 4 HK2

Chọn file cần tải:

Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
👨
Xem thêm
Đóng
Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
Tải nhanh tài liệu Giáo án Lịch sử - Địa lí 4 sách Chân trời sáng tạo (Học kì 2) Tài liệu này không áp dụng tải nhanh miễn phí cho thành viên gói Pro