Giáo án Đạo đức 5 sách Cánh diều (Học kì 2) Kế hoạch bài dạy Đạo đức lớp 5
Giáo án Đạo đức 5 sách Cánh diều - Học kì 2 mang tới đầy đủ các bài giáo án trong học kì 1, là tài liệu rất hữu ích, được biên soạn bám sát chương trình SGK Đạo đức 5, giúp thầy cô tiết kiệm thời gian soạn giáo án lớp 5 của mình.
Giáo án Đạo đức 5 Cánh diều học kì 2 được thiết kế chi tiết, sinh động giúp thầy cô có thêm kinh nghiệm để trình bày giáo án mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu khiến các bạn tiếp thu kiến thức tốt nhất. Vậy sau đây là nội dung chi tiết của giáo án Đạo đức 5 Cánh diều học kì 2 mời thầy cô cùng tham khảo bài viết:
Giáo án Đạo đức 5 sách Cánh diều Học kì 2
BÀI 7
EM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỐNG
(Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết bảo vệ môi trường sống ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng bằng những việc làm cụ thể phù hợp với khả năng.
- Biết nhắc nhở người thân, bạn bè bảo vệ môi trường sống.
- Phát triển năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
- Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
GDKNS cho HS: Kĩ năng trình bày các ý tưởng về bảo vệ môi trường sống xung quanh mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bài giảng điện tử, máy tính, máy chiếu.
- Các hình ảnh minh họa tình huống bảo vệ môi trường.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
1. Khởi động: - GV mời cả lớp xem và hát theo bài hát “Điều đó tuỳ thuộc hành động của bạn” (Nhạc và lời: Vũ Kim Dung). - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Theo em, bài hát trên truyền tải thông điệp gì? + Em đã làm gì để góp phần bảo vệ môi trường? - GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: + Bài hát trên truyền tải thông điệp bảo vệ môi trường sống quanh ta. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Bảo vệ môi trường sống là trách nhiệm của mỗi cá nhân. Trái Đất của chúng ta có giữ được màu xanh hay không, tất cả phụ thuộc vào sự nỗ lực bảo vệ và chăm sóc của các thế hệ HS tương lai. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số việc làm cụ thể để bảo vệ môi trường sống ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng thông qua bài học “Em bảo vệ môi trường” sẽ giúp các em tìm hiểu về môi trường sâu hơn.
|
- HS xem và hát theo giai điệu bài hát.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu, chuẩn bị vào bài mới.
|
2. Hình thành kiến thức mới: HĐ1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi (Làm việc cả lớp) - GV y/c HS quan sát tranh trên màn hình cũng như trong SGK (trang 36, 37) và xác định được các hành động của việc biết bảo vệ môi trường sống ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng bằng những việc làm cụ thể phù hợp với khả năng. + Các bạn trong tranh trên đã làm gì để bảo vệ môi trường sống ? - GV mời HS khác nhận xét - GV nhận xét, tuyên dương + Em hãy kể thêm các hành động khác thể hiện việc bảo vệ môi trường sống? =>GV nhận xét, tuyên dương những HS trả lời tốt và có thể giới thiệu thêm một số hành động thể hiện việc bảo vệ môi trường như sau: - Giữ gìn vệ sinh lớp học, khu nhà ở, nơi công cộng. - Sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường và hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa một lần. - Tham gia các hoạt động tình nguyện vệ sinh môi trường như dọn bãi biển, làm sạch công viên, hoặc tham gia các chiến dịch xanh khác… HĐ2: Đọc các thông tin và trả lời câu hỏi: - GV y/c HS đọc hai thông tin trong SGK (trang 37,38) và TLCH:
+ Các bạn trong hai thông tin trên đã làm những việc gì để bảo vệ môi trường?
+ Việc làm của các bạn ấy có ý nghĩa gì đối với môi trường sống. - GV mời các nhóm báo cáo kết quả
GV cùng các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại một số việc làm để bảo vệ môi trường sống phù hợp với khả năng và lứa tuổi của HS.
3. Vận dụng: - Em hãy kể những việc đã làm để bảo vệ môi trường sống của mình? - Các em có cảm nhận gì sau khi học tiết đạo đức ngày hôm nay? - GV nhận xét, tuyên dương HS và dặn HS về nhà thực hiện tốt nội dung hôm nay học.
|
- HS quan sát tranh và thực hiện theo những y/c của GV. HS trả lời: + Tranh 1: Trồng cây, chăm sóc cây + Tranh 2: Tái chế những chai nhựa để thành đồ có ích + Tranh 3: Tắt điện, quạt khi là người rời khỏi lớp cuối cùng + Tranh 4: Vứt rác đúng quy định, thực hiện phân loại rác thải phù hợp + Tranh 5: Khuyên mẹ sử dụng túi giấy thay vì túi ni lông để bảo vệ môi trường + Tranh 6: Tuyên truyền những hậu quả của ô nhiễm môi trường. - HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn - HS thảo luận nhóm đôi, cùng nhau trao đổi và tìm hiểu thêm một số hành độngkhác thể hiện việc bảo vệ môi trường sống. + Tiết kiệm năng lượng và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo. + Tách rác và thực hiện việc tái chế. - Các nhóm trình bày, nhóm khác nhậ xét - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm - HS đọc nội dung hai thông tin trong SGK sau đó thảo luận nhóm 4 để trả lời các câu hỏi Những việc làm ở 2 thông tin trên: - Thông tin 1: Bạn Nguyên đã cùng các anh chị tham gia nhặt rác và kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ môi trường - Thông tin 2: Bạn Linh đã viết thư lên nhà trường, kêu gọi nhà trường ngừng thả bóng bay vào những dịp khai giảng để bảo vệ môi trường + Cả hai hành động của bạn Nguyên và bạn Linh đều có ý nghĩa quan trọng đối với bảo vệ môi trường. Dưới đây là ý nghĩa của từng hành động: - Hành động của bạn Nguyên: Hành động nhặt rác giúp giảm ô nhiễm môi trường và bảo vệ các sinh vật sống. Bằng cách lựa chọn những vùng có rác thải và thu gom chúng, bạn Nguyên và các anh chị đang giúp ngăn chặn việc rác thải bị xả lỏng vào môi trường tự nhiên, đồng thời cũng tạo ra một môi trường sạch sẽ và an lành cho cộng đồng. Thêm vào đó, việc kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ môi trường cũng nhắc nhở và tạo sự nhận thức về tầm quan trọng của việc duy trì môi trường trong tình trạng tốt. - Hành động của bạn Linh:Việc thả bóng bay có thể gây ra ô nhiễm môi trường và gây hại cho động vật và động thực vật. Bóng bay thường được làm từ các chất liệu nhựa và latex không phân hủy tự nhiên, do đó, khi chúng bị thả xuống môi trường, chúng có thể gây nghẽn hệ thống thoát nước, nhiễu loạn đời sống động vật và gây tổn hại cho môi trường sống. Bằng việc viết thư lên nhà trường và kêu gọi ngừng thả bóng bay, bạn Linh đang tạo ra sự nhận thức và thúc đẩy nhà trường để thay thế hoặc tìm các phương pháp thay thế khác thân thiện với môi trường để tiến hành các hoạt động khai giảng.
HS lắng nghe và trả lời |
...
>> Tải file để tham khảo toàn bộ giáo án!
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Gợi ý đáp án tự luận Mô đun 2 Đại trà (Dùng cho tất cả các môn)
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 năm 2024 - 2025 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Toán 4 năm 2024 - 2025 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Viết 3 - 4 câu kể về một hoạt động em tham gia cùng các bạn
-
Tổng hợp ngữ pháp tiếng Anh lớp 6 (cả năm)
-
Phân tích bài thơ Khát vọng của Bùi Minh Tuấn
-
Phân tích bài thơ Bến đò ngày mưa của Anh Thơ
-
Tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 theo từng bài
-
Kể lại một lần em theo bố mẹ hoặc ông bà về quê chơi
-
Văn mẫu lớp 9: Phân tích khổ 3 Đoàn thuyền đánh cá (Dàn ý + 5 mẫu)
Mới nhất trong tuần
-
Giáo án Đạo đức 5 sách Cánh diều (Học kì 2)
100+ -
Giáo án Đạo đức 5 sách Cánh diều (Học kì 1)
100+ -
Giáo án Đạo đức 5 sách Cánh diều (Cả năm)
1.000+ -
Giáo án lớp 5 năm 2024 - 2025 (Sách mới)
50.000+ -
Giáo án lớp 5 sách Cánh diều (11 môn)
100+ -
Giáo án Công nghệ 5 sách Cánh diều (Cả năm)
100+ -
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 5 sách Cánh diều (Cả năm)
10.000+ -
Giáo án Âm nhạc 5 sách Cánh diều (Cả năm)
100+ -
Giáo án Khoa học 5 sách Cánh diều (Cả năm)
1.000+ -
Giáo án Lịch sử - Địa lí 5 sách Cánh diều (Cả năm)
1.000+