Văn mẫu lớp 8: Đoạn văn cảm nhận bài thơ Nhớ đồng của Tố Hữu 4 đoạn văn mẫu lớp 8 hay nhất
Tài liệu Bài văn mẫu lớp 8: Đoạn văn cảm nhận bài thơ Nhớ đồng của Tố Hữu, giúp cảm nhận về bài thơ trên.

Nội dung bao gồm 4 đoạn văn mẫu lớp 8. Các bạn học sinh có thể tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Đoạn văn cảm nhận bài thơ Nhớ đồng của Tố Hữu
Đoạn văn cảm nhận bài thơ Nhớ đồng - Mẫu 1
Một trong những tác phẩm của Tố Hữu mà tôi cảm thấy ấn tượng nhất là Nhớ đồng. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là người chiến sĩ cộng sản trong những năm tháng ngục tù. Từ một tiếng hò vang vọng khơi dậy nỗi niềm nhớ thương dành cho quê hương. Bức tranh thiên nhiên của quê hương hiện lên trong tâm tưởng của người tù thật giản dị, quen thuộc. Những hình ảnh dễ dàng bắt gặp như cảnh đồng lúa, khóm tre, nương rẫy hay những mái nhà tranh, hay những người nông dân cơ cực, bóng dáng người mẹ già. Giọng thơ chan chứa tình cảm yêu thương, nhớ nhung. Đặc biệt, tác giả sử dụng điệp ngữ “gì sâu bằng…” nhằm nhấn mạnh n ỗi nhớ sâu thẳm trong cõi lòng của nhân vật trữ tình, cùng với điệp ngữ “đâu những… ” gợi ra nỗi day dứt tìm kiếm trở về với cuộc sống khi xưa, tìm kiếm sự yên bình nơi quê hương trong sự ngậm ngùi, chua xót. Với thể thơ bảy chữ, ngôn từ bình dị, Nhớ đồng đã gợi cho tôi nhiều cảm nhận sâu sắc.
Đoạn văn cảm nhận bài thơ Nhớ đồng - Mẫu 2
Nhớ đồng được Tố Hữu sáng tác gửi gắm nhiều thông điệp giá trị. Bài thơ là lời của một người chiến sĩ cách mạng đang bị nhốt giam trong nhà tù. Rồi bỗng nhiên, một tiếng hò vang lên đã đánh thức kỉ niệm cùng với nỗi nhớ về hình ảnh cánh đồng, hay chính là về quê hương. Điệp ngữ “gì sâu bằng…” cùng với “đâu những… ” nhấn mạnh vào nỗi day dứt tìm kiếm trở về với cuộc sống khi xưa, tìm kiếm sự yên bình nơi quê hương. Bức tranh quê hương được khắc họa với những sự vật rất đỗi thân quen như cảnh đồng lúa, khóm tre, nương rẫy hay những mái nhà tranh. Và hình ảnh con người với những người nông dân quanh năm cơ cực, chất phác và bóng dáng người mẹ già đơn chiếc. Từ đó, nỗi trống trải và xót xa của người tù cách mạng càng tăng lên sâu sắc hơn. “Nhớ đồng” là một tác phẩm giàu cảm xúc, mang đậm dấu ấn sáng tác của Tố Hữu.
Đoạn văn cảm nhận bài thơ Nhớ đồng - Mẫu 3
Nhớ đồng của Tố Hữu là một tác phẩm đã gợi cho tôi nhiều cảm xúc. Bài thơ là lời người chiến sĩ cộng sản trong những năm tháng ngục tù. Một tiếng hò vang vọng đã đánh thức và khơi dậy nỗi niềm nhớ thương về hình ảnh cánh đồng, hay cũng chính là quê hương. Bức tranh thiên nhiên hiện lên trong tâm tưởng của người tù với những hình ảnh quen thuộc. Không chỉ là cảnh đồng lúa, khóm tre, nương rẫy hay những mái nhà tranh, mà còn có những người nông dân cơ cực, bóng dáng người mẹ già. Từng lời thơ vang lên bộc lộ nỗi niềm nhớ thương da diết, đầy cảm xúc và chân thành. Điệp ngữ “gì sâu bằng…” muốn nói về nỗi nhớ sâu thẳm trong cõi lòng của nhân vật trữ tình. Còn điệp ngữ “đâu những… ” gợi ra nỗi day dứt tìm kiếm trở về với cuộc sống khi xưa, tìm kiếm sự yên bình nơi quê hương trong sự ngậm ngùi, chua xót. Từ đó, tôi càng thấy được nỗi cô đơn, trống trải trong hoàn cảnh ngục tù của nhân vật trữ tình.
Đoạn văn cảm nhận bài thơ Nhớ đồng - Mẫu 4
Nhớ đồng là một trong những bài thơ hay của Tố Hữu. Nhân vật “tôi” là một người chiến sĩ cách mạng đang bị nhốt giam trong nhà tù. Bỗng nhiên, một tiếng hò vang lên, đánh thức kỉ niệm cùng với nỗi nhớ về hình ảnh cánh đồng, hay chính là về quê hương. Cụm từ “gì sâu bằng…” cùng với “đâu những… ” được điệp lại nhiều lần, gợi ra nỗi day dứt tìm kiếm trở về với cuộc sống khi xưa, tìm kiếm sự yên bình nơi quê hương. Bức tranh đồng quê lần lượt hiện ra với cảnh đồng lúa, khóm tre, nương rẫy hay những mái nhà tranh hay cả hình ảnh con người với những người nông dân quanh năm cơ cực, chất phác và bóng dáng người mẹ già đơn chiếc. Tất cả khiến cho “tôi” càng thêm cô đơn, trống trải và xót xa trước hoàn cảnh ngục tù. Nỗi nhớ được bộc lộ một cách trực tiếp, giúp người đọc cảm nhận rõ ràng hơn. Có thể thấy rằng, “Nhớ đồng” là một tác phẩm giàu cảm xúc, vẫn mang đậm dấu ấn phong cách Tố Hữu.
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Bộ đề thi học kì 1 môn Toán, Tiếng Việt lớp 4 theo Thông tư 27
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 30
Mới nhất trong tuần
-
Viết văn bản kiến nghị Ban Giám hiệu nhà trường tổ chức một hoạt động ngoại khóa
5.000+ -
Đoạn văn cảm nhận bài thơ Tự trào I (2 mẫu)
100+ -
Viết bài văn kể lại chuyến đi đã để lại cho em nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc
1.000+ -
Viết đoạn văn giải thích về một hiện tượng tự nhiên đáng quan tâm mà em từng gặp (2 mẫu)
100+ -
Đoạn văn thể hiện những cảm xúc của em khi được chiêm ngưỡng một cảnh đẹp
1.000+ -
Phân tích bài thơ Bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi (5 mẫu)
10.000+ -
Văn mẫu lớp 8: Đoạn văn cảm nhận bài thơ Chái bếp của Lý Hữu Lương
10.000+ -
Đoạn văn cảm nhận về nhân vật Hoàng Đỗ trong Bên bờ Thiên Mạc (2 mẫu)
100+ -
Đoạn văn cảm nhận nhân vật anh Ba trong tác phẩm Bến Nhà Rồng năm ấy (2 mẫu)
100+ -
Đoạn văn cảm nhận nhân vật Hoài Văn Hầu trong Viên tướng trẻ và con ngựa trắng (2 mẫu)
100+