Định luật vạn vật hấp dẫn Luật vạn vật hấp dẫn
Định luật vạn vật hấp dẫn được Newton phát hiện ra trong lúc đang ngồi dưới cây táo. Khi bị quả táo rơi trúng đầu, ông đã có những phát biểu thú vị. Định luật này khẳng định mọi vật trong vũ trụ đều hút nhau với một lực gọi là lực hấp dẫn. Vậy lực hấp dẫn là gì? Định luận vạn vật hấp dẫn như thế nào? Mời các bạn hãy cùng Eballsviet.com theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Định luật vạn vật hấp dẫn
1. Lực hấp dẫn là gì?
Mọi vật trên trái đất này đều được hút nhau bằng 1 lực gọi là lực hấp dẫn. Lực hấp dẫn là lực tác dụng từ rất xa, qua khoảng không gian giữa các vật. Lực hấp dẫn phổ biến nhất chính là lực hấp dẫn giữa trái đất và các vật trên trái đất.
2. Định luật vạn vật hấp dẫn
- Định luật vạn vật hấp dẫn được phát biểu như sau: “Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm bất kì tỉ lệ thuận với tích hai khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng”.
- Công thức của định luật vạn vật hấp dẫn như sau:
\(F_{hd}=\ G\frac{m_1.m_2}{r^2}\)
Trong đó:
- Fhd là lực hấp dẫn (N)
- m1, m2 là khối lượng của hai chất điểm
- r là khoảng cách giữa chúng
- G = 6,67.10-11 Nm2/kg2 gọi là hằng số hấp dẫn.
3. Đặc điểm của lực hấp dẫn
- Là lực hút.
- Điểm đặt: Đặt tại trọng tâm của vật (chất điểm).
- Giá của lực: Là đường thẳng đi qua tâm 2 vật.
Định luật vạn vật hấp dẫn sẽ chỉ đúng khi khoảng cách giữa 2 vật rất lớn so với kích thước của chúng. Hay có thể nhắc đến các vật đồng chất dạng hình cầu.
4. Điều kiện áp dụng định luật
- Khoảng cách giữa 2 vật rất lớn so với kích thước của chúng, khi đó 2 vật được coi là 2 chất điểm.
- Các vật đồng chất và có dạng hình cầu. Khi ấy r là khoảng cách giữa hai tâm và lực hấp dẫn nằm trên đường nối tâm.
5. Trọng lực là trường hợp riêng của lực hấp dẫn.
- Trọng lực mà Trái Đất tác dụng lên một vật là lực hấp dẫn giữa Trái Đất và vật đó.
- Trọng lực đặt vào một điểm đặc biệt của vật, gọi đó là trọng tâm của vật.
- Độ lớn của trọng lực tính như sau:
\(\mathrm{P}=\mathrm{G}\frac{mM}{(R+h)^2}\)
Trong đó:
- m là khối lượng của vật (kg)
- M và R là khối lượng và bán kính của Trái Đất
- h là độ cao của vật so với mặt đất (m)
- Ta cũng có P = mg nên gia tốc rơi tự do:
\(g=\frac{GM}{(R+h)^2}\)
- Nếu vật ở gần mặt đất \((\mathrm{h}<<\mathrm{R})\) thì
\(g=\frac{G M}{R^{2}}\)
Trên đây là toàn bộ kiến thức về Định luật vạn vật hấp dẫn, hi vọng qua bài viết này các bạn hiểu rõ được thế nào là lực hấp dẫn, phát biểu định luật vạn vật hấp dẫn. Từ đó biết giải nhanh các bài tập Vật lí và biết ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống.
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Bộ đề thi học kì 1 môn Toán, Tiếng Việt lớp 4 theo Thông tư 27
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 30
Mới nhất trong tuần
-
Công thức tính độ tự cảm của cuộn dây
10.000+ -
Công thức tính tụ điện
10.000+ -
Quy ước chiều dòng điện
5.000+ -
Công thức thấu kính
10.000+ -
Chuyên đề bài tập vật lý 11
50.000+ -
Công thức Vật lí 11
100.000+ -
Công thức tính cường độ dòng điện
50.000+ -
Vật lí 11 Bài 19: Năng lượng điện - Công suất điện
100+ -
Vật lí 11 Bài 26: Thực hành Đo suất điện động và điện trở trong của pin điện hoá
100+ -
Vật lí 11 Bài 25: Năng lượng và công suất điện
100+