Địa lí 10 Bài 3: Trái Đất. Thuyết kiến tạo mảng Soạn Địa 10 trang 11 sách Cánh diều
Giải bài tập SGK Địa lí 10 trang 11, 12, 13 sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 10 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 3: Trái Đất Thuyết kiến tạo mảng thuộc chương 1: Trái đất.
Giải Địa lí 10 Bài 3: Trái Đất - Thuyết kiến tạo mảng các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi phần luyện tập, vận dụng của Bài 3 chương 1 trong sách giáo khoa Địa lí 10 Cánh diều. Đồng thời, qua tài liệu này giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án. Nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Địa lí 10 Bài 3: Trái Đất -Thuyết kiến tạo mảng
Trả lời câu hỏi Địa lí 10 bài 3 Cánh diều
I. Nguồn gốc hình thành Trái Đất
Câu 1: Đọc thông tin và quan sát hình 3.1, hãy trình bày nguồn gốc hình thành Trái Đất.
Gợi ý đáp án
* Nguồn gốc hình thành Trái Đất:
Ban đầu, hệ mặt trời là một đám mây bụi quay tròn gọi là tỉnh vân Mặt Trời. Trong khi quay, lực hấp dẫn và quán tính làm đám mây trở nên phẳng như hình dạng một cái đĩa, vuông góc với trục quay của nó. Đồng thời khỏi bụi lớn nhất tập trung vào trung tâm, nóng lên và cô đặc lại tạo thành Mặt Trời, phần còn lại xung quanh tạo thành các vành xoắn óc. Các vành xoắn ốc dần dần kết tụ lại dưới tác dụng của trọng lực và trở thành các hành tinh, trong đó có Trái Đất.
II. Vỏ Trái Đất. Vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất
Câu 2: Đọc thông tin và quan sát hình 3.2, hãy trình bày đặc điểm của vỏ Trái Đất và các vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất.
Gợi ý đáp án
* Đặc điểm của vỏ Trái Đất:
- Rắn chắc, nằm ngoài cùng của Trái Đất, gồm vỏ lục địa và vỏ đại dương.
- Lớp vỏ cứng, mỏng, độ dày dao động từ 5km (ở đại dương) đến 70km (ở lục địa).
* Các vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất gồm:
- Đá macma (granite, bazan,…).
- Đá Trầm tích (đá phiến sét, đá vôi).
- Đá biến chất (đá gơnai, đá hoa,..).
Giải Luyện tập, vận dụng Địa lý 10 bài 3
Câu 1
Hãy phân biệt vỏ lục địa và vỏ đại dương.
Gợi ý đáp án
+ Vỏ lục địa:
- Phân bố ở lục địa và một phần dưới mực nước biển.
- Bề dày trung bình: 35 – 40 km (ở miền núi cao đến 70 – 80 km)
- Cấu tạo gồm ba lớp đá: trầm tích, granit và badan.
+ Vỏ đại dương:
- Phân bố ở các nền đại dương, dưới tầng nước biển.
- Bề dày trung bình là 5 – 10 km.
- Không có lớp đá granit.
Câu 2
Hãy cho biết Việt Nam thuộc mảng kiến tạo nào.
Gợi ý đáp án
Việt Nam thuộc mảng kiến tạo Âu - Á
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 30
-
Báo cáo kết quả Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
Mới nhất trong tuần
-
Địa lí 10 Bài 9: Thực hành Đọc bản đồ các đới khí hậu trên Trái Đất. Phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu
10.000+ -
Địa lí 10 Bài 1: Môn địa lí với định hướng nghề nghiệp cho học sinh
1.000+ -
Địa lí 10 Bài 22: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
100+ -
Địa lí 10 Bài 29: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên
100+ -
Địa lí 10 Bài 28: Thương mại tài chính ngân hàng và dịch vụ
100+ -
Tìm hiểu về một loại hình giao thông vận tải hoặc dịch vụ bưu chính viễn thông ở địa phương em
100+ -
Địa lí 10 Bài 27: Địa lí giao thông vận tải và bưu chính viễn thông
100+ -
Viết một báo cáo ngắn về một trong các vấn đề công nghiệp ở địa phương em hoặc ở Việt Nam
1.000+ -
Địa lí 10 Bài 26: Vai trò, đặc điểm, cơ cấu, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ
100+ -
Địa lí 10 Bài 25: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
100+