Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tin học 8 sách Cánh diều Ôn tập cuối kì 2 Tin học lớp 8 (Cấu trúc mới)

Đề cương ôn tập cuối học kì 2 Tin học 8 Cánh diều năm 2025 là tài liệu rất hữu ích, gồm 13 trang tổng hợp các dạng câu hỏi trọng tâm.

Đề cương ôn tập cuối kì 2 Tin học lớp 8 Cánh diều được biên soạn với cấu trúc hoàn toàn mới với trắc nghiệm lựa chọn đáp án đúng, trắc nghiệm đúng sai và tự luận chưa có đáp án. Qua đó giúp các em học sinh lớp 8 nắm được kiến thức mình đã học trong chương trình cuối kì 2, rèn luyện và ôn tập một cách hiệu quả. Đồng thời giúp giáo viên dễ dàng ra đề kiểm tra cho các em học sinh. Ngoài ra các bạn xem thêm: đề cương ôn tập học kì 2 Ngữ văn 8 Cánh diều, đề cương ôn tập học kì 2 môn Công nghệ 8 Cánh diều.

Đề cương ôn tập cuối học kì 2 Tin học 8 Cánh diều 2025 

PHÒNG GD&ĐT QUẬN......
TRƯỜNG THCS..................

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ II

NĂM 2024 - 2025

MÔN: TIN HỌC 8

A. PHẠM VI KIẾN THỨC

Ôn tập trọng tâm các nội dung:

Chủ đề F: Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính

  • Thể hiện cấu trúc tuần tự trong chương trình
  • Sử dụng biến trong chương trình
  • Sử dụng biểu thức trong chương trình
  • Thể hiện cấu trúc rẽ nhánh trong chương trình
  • Thể hiện cấu trúc lặp trong chương trình
  • Thực hành tìm và sửa lỗi
  • Thực hành tổng hợp trang 102

Chủ đề G: Hướng nghiệp với tin học

  • Tin học và ứng dụng
  • Tin học và các ngành nghề

B. LUYỆN TẬP

Phần 1: Trắc nghiệm nhiều lựa chọn

Câu 1. Lệnh Bullets hoặc Numbering dùng để:

A. Tạo danh sách liệt kê.
B. Tạo tiêu đề.
C. Tạo bố cục văn bản.
D. Tạo

Câu 2. Các thao tác “Trên dải lệnh Home, nháy chuột vào phía dưới lệnh New Slide, chọn một mẫu bố cục” là các thao tác của:

A. Thay đổi bố cục trang chiếu.
B. Tạo trang chiếu mới theo bố cục có sẵn.
C. Tạo tiêu đề và chân trang.
D. Thay đổi cỡ chữ và số trang.

Câu 3. Ta có thể gắn siêu liên kết cho:

A. Chỉ được liên kết cho ảnh.
B. Chỉ được liên kết cho chữ.
C. Một cụm từ, hình vẽ, ảnh.
D. Chỉ được liên kết cho số.

Câu 4. Mô tả thuật toán: Nhân vật A khóc: oe…oe…oe! Trong 2 giây

A. repeat oe…oe…oe! Wait 2.
B. go to oe…oe…oe!.
C. if oe…oe…oe! Then 2 seconds.
D. say oe…oe…oe! For 2 seconds.

Câu 5. Trong Scratch, nhóm nào cung cấp những phép toán:

A. Operators.
B. Repeat.
C. If.
D. Layout.

Câu 6. Phép toán lấy giá trị tuyệt đối của một số trong Scratch là:

A. top.
B. abs of.
C. round.
D. mod.

Câu 7. Cần có biểu thức gì để thể hiện điều kiện rẽ nhánh?

A. Biểu thức tùy biến.
B. Biểu thức giá trị.
C. Biểu thức logic.
D. Biểu thức số nguyên.

Câu 8. Lặp với số lần biết trước, lặp cho đến khi điều kiện dừng lặp được thỏa mãn, lặp vô hạn là ba khối lệnh thể hiện:

A. Biểu thức logic.
B. Biểu thức tạm thời.
C. Cấu trúc rẽ nhánh.
D. Cấu trúc lặp.

Câu 9. Cho một chương trình thể hiện cấu trúc rẽ nhánh như sau:

when green flag clicked

set score to 85

if score > 80 then

say "Excellent!"

else

say "Keep trying!"

Trong chương trình trên, nếu giá trị của biến "score" là 75, khối lệnh nào sẽ được thực hiện?

A. Không có khối lệnh nào được thực hiện.
B. Khối lệnh trong "if" sẽ được thực hiện.
C. Khối lệnh trong "else" sẽ được thực hiện.
D. Cả hai khối lệnh trong "if" và "else" đều được thực hiện.

Câu 10. Cho một chương trình về cấu trúc lặp trong Scratch:

when green flag clicked

set counter to 0

repeat until counter = 5

say counter

change counter by 1

Trong chương trình Scratch trên, khối lệnh nào đại diện cho cấu trúc lặp?

A. change counter by 1.
B. when green flag clicked.
C. set counter to 0.
D. repeat until counter = 5.

Câu 11: Đâu là công việc phải thực hiện nhiều lần với số lần biết trước?

A. Hàng ngày em đi học.
B. Em bị ốm vào một dịp có dịch cúm
C. Đến nhà bà ngoại chơi vào một hôm cả bố và mẹ đi vắng
D. Ngày đánh răng ba lần

Câu 12: Lệnh lặp nào sau đây là đúng?

E. For <biến đếm>= <giá trị đầu> to <giá trị cuối> do <câu lệnh>;
F. For <biến đếm>:= <giá trị đầu> to <giá trị cuối> do <câu lệnh>;
G. For <biến đếm>:= <giá trị cuối> to <giá trị đầu> do <câu lệnh>;
H. For <biến đếm>: <giá trị đầu> to <câu lệnh> do <giá trị cuối>;

Câu 13: Sau khi thực hiện đoạn chương trình sau:

S:=0; For i:=1 to 5 do S:=S+i;

Giá trị của biến S bằng bao nhiêu?

A. 20
B. 15
C. 10
D. 0

Câu 14: Pascal sử dụng câu lệnh lặp nào sau đây để lặp với số lần chưa biết trước?

a/ For…do;
b/While…do;
c/ If..then;
d/ If…then…else;

...............

Phần 2: Dạng thức trả lời đúng sai

Câu 1: Cấu trúc lặp trong Scratch cho phép một đoạn mã được thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần. Điều này rất hữu ích khi muốn thực hiện một hành động giống nhau nhiều lần hoặc khi muốn tạo ra các hiệu ứng lặp đi lặp lại trong dự án của mình. Hãy đánh giá tính đúng sai của các nhận định sau:

a) Cấu trúc lặp chỉ dùng để vẽ hình.

b) Lặp lại cho đến khi sẽ lặp vô hạn nếu điều kiện không bao giờ đúng.

c) Cấu trúc lặp giúp chương trình trở nên ngắn gọn và hiệu quả hơn.

d) Cấu trúc lặp có thể kết hợp với cấu trúc rẽ nhánh.

Câu 2: Lặp với số lần biết trước là một loại cấu trúc lặp trong Scratch cho phép thực hiện một khối lệnh một số lần cụ thể mà ta đã xác định trước. Điều này rất hữu ích khi muốn lặp lại một hành động nhiều lần với số lần lặp cố định. Trong Scratch, khối lệnh "lặp lại" được sử dụng để tạo vòng lặp với số lần lặp xác định, ta sẽ điền số lần lặp mong muốn vào ô trống bên cạnh khối lệnh. Ví dụ, nếu em muốn vẽ một hình vuông, em có thể sử dụng khối lệnh "lặp lại 4 lần" kết hợp với các lệnh di chuyển và xoay. Hãy đánh giá tính đúng sai của các nhận định sau:

a) Lặp với số lần biết trước chỉ dùng để vẽ hình.

b) Số lần lặp phải là một số nguyên dương.

c) Khối lệnh bên trong vòng lặp chỉ được thực hiện một lần.

d) Vòng lặp với số lần biết trước giúp chương trình ngắn gọn và dễ hiểu hơn.

Câu 3: Việc đặt tên biến một cách hợp lý sẽ giúp dễ dàng quản lý và hiểu rõ chương trình của mình. Scratch có một số quy tắc nhất định khi đặt tên biến để đảm bảo tính rõ ràng và dễ đọc. Tên biến phải bắt đầu bằng chữ cái, không được bắt đầu bằng số hoặc ký tự đặc biệt. Tên biến chỉ chứa chữ cái, số và dấu gạch dưới (_), không được chứa các ký tự đặc biệt khác. Đặc biệt, tên biến nên ngắn gọn, dễ nhớ và mô tả được ý nghĩa của biến. Hãy đánh giá tính đúng sai của các nhận định sau:

a) Tên biến "diem_cuoi_ky" là hợp lệ.

b) Tên biến nên vừa ngắn gọn, vừa mô tả được ý nghĩa để dễ nhớ và dễ hiểu.

c) Tên biến "1diem" là hợp lệ.

d) Tên biến "if" là hợp lệ.

............

II. Câu hỏi tự luận

Câu 1: Điền X vào các ô sao cho phù hợp và giải thích vì sao?

Câu Đúng Sai Giải thích
a) for i=1 to 10 do writeln('A');      
b) var X: Array[5…10] Of Char;      
c) X:=10; while X=10 do X := X+5;      
d) if x>5 then a:=b; else m := n;      

Câu 2: (2,0 điểm) Hãy nêu sự khác nhau giữa câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước và câu lệnh lặp với số lần biết trước.

.............

Xem đầy đủ đề cương ôn tập học kì 2 Tin học 8 trong file tải về

Liên kết tải về

Chọn file cần tải:

Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
👨
Xem thêm
Đóng
Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm