Xác định chủ thể của ba câu hỏi trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ Soạn bài Đây thôn Vĩ Dạ CTST
Xác định chủ thể của ba câu hỏi trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là câu hỏi số 4 trong bài Soạn Đây thôn Vĩ Dạ thuộc SGK Ngữ văn 12 tập 2. Bạn đọc hãy cùng theo dõi để chuẩn bị bài nhanh chóng hơn.
Đề bài: Xác định chủ thể của ba câu hỏi trong bài thơ. Ba câu hỏi này thể hiện tình cảm, cảm xúc của người hỏi?
Xác định chủ thể của ba câu hỏi trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
Mẫu tham khảo số 1
- “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”: Có thể hiểu là lời của người thôn Vĩ hỏi tác giả; cũng có thể là lời phân thân của tác giả tự hỏi chính mình. Dù hiểu theo cách nào thì câu hỏi trên cũng thể hiện được nỗi nhớ thôn Vĩ da diết cũng như mong muốn được về chơi thôn Vĩ.
- “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó/Có chở trăng về kịp tối nay?”: Toát lên niềm hy vọng đầy khắc khoải. Đó là khát khao, là ước vọng được giao duyên, được hội ngộ của nhà thơ.
- “Ai biết tình ai có đậm đà?”: Là lời của nhân vật trữ tình vừa là để hỏi người và vừa để hỏi mình, vừa gần gũi vừa xa xăm, vừa hoài nghi vừa như giận hờn, trách móc. Đại từ phiếm chỉ “ai” làm tăng thêm nỗi cô đơn, trống vắng của một tâm hồn khát khao được sống, được yêu.
Mẫu tham khảo số 2
- Câu hỏi “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” có thể hiểu theo hai cách. Đó có thể là lời thăm hỏi của cô gái thôn Vĩ khi nhà thơ đang mắc bệnh hiểm nghèo. Nhưng cũng có thể là lời của chính tác giả, Hàn Mặc Tử đang tự phân thân để hỏi chính mình. Nhà thơ lúc này dù khao khát, nhớ nhung quê hương nhưng không thể trở về. Nhưng cả hai cách hiểu đều cho chúng ta thấy được nỗi nhớ quê cũng như mong muốn được về thôn Vĩ của nhà thơ.
- Trong mặc cảm chia lìa, ánh trăng hiện lên trong nỗi lo âu, khắc khoải “Có chở trăng về kịp tối nay?”. Câu hỏi toát lên niềm hy vọng đầy khắc khoải. Đó là khát khao, là ước vọng được giao duyên, được hội ngộ của nhà thơ gửi gắm qua từ “kịp”.
- Bài thơ được kết lại bằng một câu hỏi “Ai biết tình ai có đậm đà?. Đó là lời nhân vật trữ tình vừa là để hỏi người và vừa để hỏi mình, vừa gần gũi vừa xa xăm, vừa hoài nghi vừa như giận hờn, trách móc.
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Dẫn chứng về sự thờ ơ vô cảm - Ví dụ về sự vô cảm
-
Viết đoạn văn bằng tiếng Anh về sức khỏe lớp 7 (Gợi ý + 31 Mẫu)
-
Bộ đề kiểm tra 1 tiết Chương 1 môn Hóa học lớp 8 (Có đáp án)
-
Viết 1 đoạn văn bằng tiếng Anh nói về sở thích của mình (Dàn ý + 49 Mẫu)
-
Gợi ý câu hỏi tự luận Mô đun 3 Tiểu học - Tất cả các môn
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2024 - 2025 (Sách mới)
-
Viết đoạn văn ngắn kể về đêm hội Trung thu (34 mẫu)
-
Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa - Rút trong tập Giữa trong xanh (1972), Nguyễn Thành Long
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Toán lớp 5 năm 2024 - 2025 (Sách mới)
-
Dẫn chứng về mục đích sống - Tấm gương điển hình về sống có mục tiêu
Mới nhất trong tuần
-
Xác định chủ thể của ba câu hỏi trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
100+ -
So sánh cách phản ánh sự thật đời sống của phóng sự và nhật kí
100+ -
Từ ngữ, hình ảnh nào để gợi tả hình tượng nhà thơ Lor-ca trong hai khổ thơ đầu
100+ -
Phong cảnh ở khổ thơ 2 trong Đây thôn Vĩ Dạ có gì khác so với cảnh sông nước mà bạn từng biết
100+ -
Phân tích ý nghĩa của lời tuyên bố ở cuối văn bản Tuyên ngôn Độc lập
100+ -
Soạn bài Trên đỉnh non tản Chân trời sáng tạo
10.000+ -
Phân tích hình tượng người nghĩa sĩ Cần Giuộc được miêu tả từ câu 3 đến câu 15
100+ -
Hình ảnh của người nghĩa sĩ trong hai câu đầu của văn bản Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
100+ -
Hình ảnh con thuyền chở trăng ở dòng thơ cuối Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền
100+ -
Liệt kê những hành động, lời nói của nhân vật Hoài trong đoạn trích
100+