Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2024 - 2025 (Sách mới) 4 Đề giữa kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 sách KNTT, CTST, Cánh diều

Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt 5 năm 2024 - 2025 gồm 4 đề thi sách Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều, có đáp án, bảng ma trận và đặc tả đề thi giữa kì 2 cho các em ôn tập, nắm chắc cấu trúc đề thi để ôn thi hiệu quả hơn.

Với 4 đề thi giữa kì 2 Tiếng Việt 5, còn giúp thầy cô có thêm nhiều kinh nghiệm để xây dựng đề thi giữa học kì 2 năm 2024 - 2025 cho học sinh của mình. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:

1. Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức

1.1. Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt 5

PHÒNG GD & ĐT ……………….
Trường Tiểu học...........................

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
TIẾNG VIỆT 5 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

Nghề đáng quý

Gia đình Hồng sống trong con ngõ nhỏ của thủ đô. Ba mẹ em đều làm công nhân vệ sinh môi trường thuộc địa bàn phường.

Hằng ngày, đơn vị sẽ phân công ca làm việc. Khi thì mẹ Hồng làm ca sáng, khi thì lại làm ca tối muộn. Ba Hồng ngoài làm việc theo ca đã phân công thì chú còn làm thêm việc phân loại rác và bốc vác hàng nặng ngoài bãi. Công việc rất vất vả nhưng cả hai cô chú luôn vui vẻ, yêu nghề và yêu đời, chăm sóc cho Hồng đầy đủ. Ba mẹ luôn truyền những năng lượng tích cực từ công việc đến cho em, dạy em cách phân loại rác như thế nào cho chuẩn.

Hồng thương ba mẹ lắm. Em luôn lo lắng khi ba mẹ đi làm về muộn sẽ bị đói, bị lạnh. Nên đi học về sớm em sẽ phụ mẹ nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa. Ở trường, các bạn cũng rất yêu quý Hồng vì em rất ngoan lại học giỏi. Năm năm liền, Hồng luôn là học sinh xuất sắc và nằm trong đội tuyển mũi nhọn của trường. Hồng cũng không ngần ngại sử dụng tiếng Anh tự hào khoe ba mẹ với các bạn quốc tế của em. Hồng luôn cho rằng: “Dẫu có làm nghề gì đi chăng nữa, chỉ cần nghề đó không phạm pháp thì đều đáng quý cả.".

Thư Linh

Câu 1 (0,5 điểm). Trong bài đọc, ba mẹ Hồng làm nghề gì?

A. Công nhân xây dựng.
B. Công nhân vệ sinh môi trường.
C. Giáo viên.
D. Bác sĩ.

Câu 2 (0,5 điểm). Hồng thường làm gì để giúp đỡ cha mẹ?

A. Mỗi khi đi học về sớm, Hồng phụ mẹ nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa.
B. Mỗi ngày, Hồng đều nấu cơm mang ra chỗ ba mẹ làm việc.
C. Hồng đi theo, giúp ba mẹ dọn sạch đường phố.
D. Hồng cố gắng học thật giỏi để ba mẹ tự hào.

Câu 3 (0,5 điểm). Điều gì cho thấy Hồng tự hào về ba mẹ?

A. Hồng không muốn các bạn biết nghề của ba mẹ.
B. Hồng không nói về ba mẹ với bạn bè.
C. Hồng chỉ quan tâm đến học tập.
D. Hồng khoe ba mẹ với các bạn quốc tế bằng tiếng Anh.

Câu 4 (0,5 điểm). Thông điệp chính của bài đọc là gì?

A. Tôn vinh những nghề nghiệp cao quý.
B. Nghề lao động tay chân không quan trọng bằng nghề trí óc.
C. Nghề nào cũng đáng quý nếu đem lại giá trị tốt đẹp và mang một vẻ đẹp riêng.
D. Cần phải chọn nghề có thu nhập cao.

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm). Em hãy tìm câu đơn và câu ghép trong đoạn văn dưới đây:

(1) Mùa đông, rùa ngại rét. (2) Gió cứ thổi vù vù. (3) Rùa đợi đến mùa xuân. (4) Mùa xuân nhiều hoa, nhưng mùa xuân vẫn là đứa em của mùa đông. (5) Mưa phùn vẫn cứ lai rai và gió bấc vẫn thút thít ở các khe núi. (6) Rùa lại đợi đến hè. (7) Mùa hè tạnh ráo.
(8) Cây cối có nhiều quả chín thơm tho. (9) Nhưng cái nóng cứ hầm hập. (10) Cả ngày, bụi cuốn mịt mùng. (11) Hễ cơn dông đến thì đất đá lại như sôi lên, nước lũ đổ ào ào.

Theo Võ Quảng

Câu 6 (2,0 điểm) Em hãy điền kết từ phù hợp để nối các vế câu ghép dưới đây:

a) Lan gieo hai hạt đậu cạnh nhau ______ cậu chăm sóc, tưới nước cẩn thận cho chúng mỗi ngày.

b) Mai sợ các bạn ngắt những bông hoa trong vườn _____ cô làm một cái hàng rào nhỏ xung quanh vườn.

c) Trời chuẩn bị mưa _____ Giang không đi chơi nữa.

d) Thời tiết năm nay thất thường ______ mùa màng vẫn bội thu.

B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)

Câu 7. Viết bài văn (4,0 điểm)

Đề bài: Em hãy viết một bài văn tả một người thân trong gia đình em.

1.2. Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt 5

A. TIẾNG VIỆT: (6,0 điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

A

B

D

C

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm) Xác định được đúng mỗi ý được 1 điểm:

+ Câu đơn là các câu: (1), (2), (3), (6), (7), (8), (9), (10).

+ Câu ghép là các câu: (4), (5), (11).

Câu 6 (2,0 điểm) Mỗi ý đúng được 0,5 điểm:

a) Lan gieo hai hạt đậu cạnh nhau cậu chăm sóc, tưới nước cẩn thận cho chúng mỗi ngày.

b) Mai sợ các bạn ngắt những bông hoa trong vườn nên cô làm một cái hàng rào nhỏ xung quanh vườn.

c) Trời chuẩn bị mưa nên Giang không đi chơi nữa.

d) Thời tiết năm nay thất thường nhưng mùa màng vẫn bội thu.

B. LÀM VĂN: (4,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 7

(4.0 điểm)

1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng

A. Mở bài (0,5 điểm)

- Giới thiệu về người định tả? Người đó có mối quan hệ như thế nào với em?

- Tình cảm, suy nghĩ của em dành cho người đó như thế nào?

B. Thân bài (1,5 điểm)

- Miêu tả khái quát về người mà em muốn miêu tả:

· Người ấy tên là gì? Năm nay bao nhiêu tuổi? Hiện đang làm công việc gì? Tại đâu?

· Người ấy có chiều cao, cân nặng như thế nào? Tổng quát về thân hình ra sao? Có cân đối không hay hơi gầy hoặc hơi mập?

· Nước da của người ấy có màu sắc như thế nào? Lý do gì mà người ấy có nước da như vậy?

- Miêu tả ngoại hình của người đó:

· Miêu tả các bộ phận nổi bật trên khuôn mặt (không cần phải tả toàn bộ): hình dáng khuôn mặt, đôi mắt, cái mũi, nụ cười…

· Miêu tả kiểu tóc: màu sắc, độ dài, tạo kiểu, chất tóc, cách buộc… (có thể bổ sung thêm lý do vì sao lại cắt ngắt hoặc buộc gọn như thế)

· Miêu tả bàn tay: đặc điểm da tay, ngón tay, móng tay… (có thể bổ sung thêm lý do vì sao da tay lại có đặc điểm thô ráp, sần sùi…)

· Miêu tả trang phục: trang phục hằng ngày, khi đi làm, vào các dịp đặc biệt… (có đánh giá tổng quát)

- Miêu tả tính cách của người đó:

· Người đó có tính cách như thế nào? (theo cảm nhận của em, cảm nhận của những người xung quanh)

· Dựa vào đâu mà em và mọi người đánh giá như vậy? (qua cách ứng xử với bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm…)

- Miêu tả hoạt động của người đó:

· Khi đi làm và khi ở nhà người đó phải làm những việc gì? Có vất vả không? Có bận rộn không? Có lấn chiếm nhiều đến thời gian nghỉ ngơi không?

· Người đó thường làm gì cùng em? Quan tâm, chăm sóc, chia sẻ với em những gì, như thế nào?

· Người đó thích làm gì lúc rảnh rỗi, để thư giãn, giải trí?

C. Kết bài (0,5 điểm)

- Nêu tình cảm, cảm xúc của em dành cho người đó.

- Nêu những mong muốn, gửi gắm của em đến với người ấy.

2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết.

3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài.

4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc…

* Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp.

 

2,5 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5 điểm

 

0,5 điểm

 

0,5 điểm

1.3. Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt 5

Chủ đề/ Bài học

Mức độ

Tổng số câu

Điểm số

Mức 1 Nhận biết

Mức 2

Kết nối

Mức 3

Vận dụng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

2

 

1

 

1

 

4

0

2,0

Luyện từ và câu

 

1

 

1

 

 

0

2

4,0

Luyện viết bài văn

 

 

 

 

 

1

0

1

4,0

Tổng số câu TN/TL

2

1

1

1

1

1

4

3

7 câu/10đ

Điểm số

1,0

2,0

0,5

2,0

0,5

4,0

2,0

8,0

10,0

Tổng số điểm

3,0

30%

2,5

25%

4,5

45%

10,0

100%

10,0

1.4. Bản đặc tả đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt 5

....

2. Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo

2.1. Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt 5

PHÒNG GD & ĐT ……………….
Trường Tiểu học...........................

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
TIẾNG VIỆT 5 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

A. PHẦN TIẾNG VIỆT (10,0 điểm)

1. Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS.

Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ chủ điểm 5 đến chủ điểm 6, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi HS đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung của đoạn đọc do giáo viên nêu.

2. Đọc hiểu văn bản kết hợp tiếng Việt (7,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi (3,0 điểm)

Những dòng sông

Sông là mạch máu của Trái Đất, mang nguồn sống cho hàng triệu sinh vật và con người. Mỗi dòng sông đều có câu chuyện riêng, từ nguồn phát sinh cho đến khi chảy ra biển. Chúng không chỉ là dòng nước đơn thuần mà còn là hệ sinh thái phức tạp và sinh động.

Sông Mekong là một trong những dòng sông quan trọng nhất Đông Nam Á. Với chiều dài hơn 4.350 km, con sông này chảy qua 6 quốc gia: Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Tại đồng bằng sông Cửu Long, Mekong nuôi sống hàng triệu người bằng nguồn thủy sản phong phú và đất canh tác màu mỡ.

Hệ sinh thái sông rất đa dạng. Bên bờ sông, nhiều loài thực vật như cỏ lau, cây đước phát triển mạnh. Trong lòng sông, hàng trăm loài cá sinh sống, từ những con cá nhỏ bé đến cá tra dầu khổng lồ. Một số loài cá di chuyển hàng ngàn km để sinh sản, như loài cá hồi.

Con người từ lâu đã gắn bó mật thiết với sông ngòi. Sông cung cấp nước uống, nước tưới tiêu, là con đường giao thông quan trọng. Nhiều nền văn minh lớn trên thế giới như Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ đều phát triển dọc theo các dòng sông.

Tuy nhiên, ngày nay các dòng sông đang đối mặt với nhiều thách thức. Ô nhiễm, biến đổi khí hậu, việc xây đập thủy điện đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái sông ngòi. Bảo vệ và phục hồi các dòng sông đang trở thành nhiệm vụ quan trọng của nhân loại.

Mỗi dòng sông đều là một câu chuyện sống động, kết nối con người, động thực vật trong một hệ sinh thái phức tạp và kỳ diệu.

(Theo Tạp chí Địa lý trẻ)

Câu 1 (0,5 điểm). Sông được ví như gì của Trái Đất?

A. Lá phổi.
B. Mạch máu.
C. Bộ não.
D. Làn da.

Câu 2 (0,5 điểm). Sông Mekong chảy qua bao nhiêu quốc gia?

A. 4 quốc gia.
B. 5 quốc gia.
C. 6 quốc gia.
D. 7 quốc gia.

Câu 3 (0,5 điểm). Theo bài đọc, điều gì khiến sông quan trọng đối với con người?

A. Cung cấp nước uống, nước tưới tiêu và là con đường giao thông.
B. Chỉ để chụp ảnh cảnh đẹp.
C. Dùng để xây dựng nhà cửa.
D. Để nuôi trồng thủy sản.

Câu 4 (0,5 điểm). Loài cá nào được nhắc đến có khả năng di chuyển hàng ngàn km để sinh sản?

A. Cá tra dầu.
B. Cá hồi.
C. Cá mè.
D. Cá chép.

Câu 5 (0,5 điểm). Những nền văn minh lớn nào phát triển dọc theo các dòng sông?

A. Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản.
B. Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ.
C. Hy Lạp, La Mã, Ai Cập.
D. Trung Quốc, Ai Cập, Hy Lạp.

Câu 6 (0,5 điểm). Các thách thức hiện nay mà sông ngòi đang phải đối mặt là:

A. Thiếu nước.
B. Ô nhiễm, biến đổi khí hậu, xây đập thủy điện.
C. Động đất và núi lửa.
D. Nạn phá rừng và xâm nhập mặn.

Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 7 (2,0 điểm). Xác định câu có hai cụm chủ ngữ – vị ngữ trong đoạn văn dưới đây. Từ nào có tác dụng nối các cụm chủ ngữ – vị ngữ đó?

(1) Những cánh buồm chung thuỷ cùng con người vượt qua bao nhiêu sóng nước, thời gian. (2) Đến nay, con người đã có những con tàu to lớn vượt biển khơi, nhưng những cánh buồm vẫn sống mãi cùng sông nước và con người.

(Băng Sơn)

Câu 8 (2,0 điểm). Xác định điệp từ, điệp ngữ trong đoạn thơ dưới đây và nêu tác dụng của nó.

“Mồ hôi mà đổ xuống đồng,
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.
Mồ hôi mà đổ xuống vườn,
Dâu xanh lá tốt vấn vương tơ tằm.
Mồ hôi mà đổ xuống đầm,
Cá lội phía dưới, rau nằm phía trên”

B. PHẦN VIẾT - TẬP LÀM VĂN (10,0 điểm)

Câu 9 (2,0 điểm). Chính tả nghe – viết: GV cho HS viết một đoạn trong bài “Thiên đường của các loài động vật hoang dã” (SGK TV5, Chân trời sáng tạo – Trang 30) Từ đầu cho đến… con vật bị ốm hay bị thương.

Câu 10 (8,0 điểm). Em hãy viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một lễ hội truyền thống ở quê hương em.

2.2. Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt 5

TRƯỜNG TH .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
MÔN: TIẾNG VIỆT 5 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

STT

Mạch kiến thức, kĩ năng

Số câu và số điểm

Mức 1

Nhận biết

Mức 2

Thông hiểu

Mức 3

Vận dụng

Tổng

TN

TL

HT khác

TN

TL

HT khác

TN

TL

TN

TL

HT khác

1

Đọc thành tiếng

1 câu: 3 điểm

2

Đọc hiểu + Luyện từ và câu

Số câu

2

0

0

3

1

0

1

1

6

2

0

Câu số

1,2

0

0

3,5,6

7

0

4

8

C1,2,3,4,5,6

C7,8

0

Số điểm

1

0

0

1

2

0

0.5

2

3

4

0

Tổng

Số câu: 8

Số điểm: 7

3

Viết

Số câu

0

1

0

0

0

0

0

1

0

2

0

Câu số

0

9

0

0

0

0

0

10

0

C9,10

0

Số điểm

0

2

0

0

0

0

0

8

0

 

0

Tổng

Số câu: 2

Số điểm: 10

2.3. Bản đặc tả đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt 5

...

3. Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt 5 Cánh diều

3.1. Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt 5

PHÒNG GD & ĐT ……………….
Trường Tiểu học...........................

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
TIẾNG VIỆT 5 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)

1. Đọc thành tiếng (3,0 điểm)

Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS.

Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ chủ điểm 3, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi HS đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung của đoạn đọc do giáo viên nêu.

2. Đọc hiểu văn bản kết hợp tiếng Việt (7,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: (3,0 điểm)

Con chim chiền chiện

Con chim chiền chiện
Bay vút, vút cao
Lòng đầy yêu mến
Khúc hát ngọt ngào.

Cánh đập trời xanh
Cao hoài, cao vợi
Tiếng hót long lanh
Như cành sương chói

Chim ơi, chim nói
Chuyện chi, chuyện chi?
Lòng vui bối rối
Đời lên đến thì...

Tiếng ngọc trong veo
Chim gieo từng chuỗi
Lòng chim vui nhiều
Hát không biết mỏi.

Chim bay, chim sà
Lúa tròn bụng sữa
Đồng quê chan chứa
Những lời chim ca.

Bay cao, cao vút
Chim biến mất rồi
Chỉ còn tiếng hót
Làm xanh da trời...

Con chim chiền chiện
Hồn xanh quê nhà
Sáng nay lại hót
Tưng bừng lòng ta.

Huy Cận

Câu 1 (0,5 điểm). Hình ảnh con chim chiền chiện được miêu tả trong bài thơ là gì?

A. Con chim bay thấp, bay trong bụi rậm.
B. Con chim bay quanh lúa chín, không hót.
C. Con chim đậu trên nhánh tre, lặng im.
D. Con chim bay vút cao, hót ngọt ngào.

Câu 2 (0,5 điểm). Theo bài thơ, con chim chiền chiện xuất hiện ở đâu?

A. Trên biển cả.
B. Trên cánh đồng quê.
C. Trong khu rừng già.
D. Trên núi cao.

Câu 3 (0,5 điểm). Câu thơ “Chim bay, chim sà/ Lúa tròn bụng sữa” thể hiện điều gì về quê hương?

A. Vẻ đẹp trù phú, thanh bình của cánh đồng quê.
B. Chim đang canh giữ mùa màng.
C. Người dân đang bận rộn thu hoạch mùa màng.
D. Đồng quê thiếu sức sống.

Câu 4 (0,5 điểm). Câu thơ: “Tiếng ngọc trong veo/ Chim gieo từng chuỗi” miêu tả điều gì về tiếng hót của chim?

A. Tiếng hót như ngọc quý, trong trẻo và liên tục.
B. Tiếng hót của chim vang dội cả cánh đồng.
C. Tiếng hót của chim đều đặn và đơn điệu.
D. Tiếng hót của chim mang âm sắc trầm buồn.

Câu 5 (0,5 điểm). Hình ảnh “Chim biến mất rồi/ Chỉ còn tiếng hót” có ý nghĩa gì?

A. Tiếng hót của chim lấn át hình bóng của nó.
B. Tiếng hót của chim lan tỏa mãi trong không gian.
C. Chim ngừng bay và nghỉ ngơi.
D. Chim đã rời đi và để lại sự im lặng.

Câu 6 (0,5 điểm). Hình ảnh con chim chiền chiện trong bài thơ là biểu tượng cho điều gì?

A. Nỗi buồn khi nhớ về đồng quê xưa.
B. Sự lao động chăm chỉ của người nông dân.
C. Tinh thần tự do, vẻ đẹp trong sáng của thiên nhiên và quê hương.
D. Sự gắn bó giữa con người và thiên nhiên.

Luyện từ và câu: (4,0 điểm)

Câu 7 (2,0 điểm). Em hãy tìm câu đơn và câu ghép trong đoạn văn dưới đây:

“Sáng nay, trời nắng nhẹ và gió thổi mát rượi. Các bạn nhỏ cùng nhau đến trường. Có bạn đi bộ, có bạn đi xe đạp. Ai nấy đều vui vẻ vì hôm nay nhà trường tổ chức buổi thi vẽ tranh. Cuộc thi bắt đầu, cả lớp im lặng chăm chú thực hiện bài vẽ của mình.”

Câu 8 (2,0 điểm) Tìm các câu ghép trong đoạn văn dưới đây, chỉ rõ các vế câu và từ nối:

“Trời đã khuya nhưng ông vẫn chưa ngủ. Ngoài trời, gió thổi vi vu, những cơn mưa đầu mùa rơi lộp bộp trên mái lá. Ông cầm quyển sách lên đọc và cảm thấy yên bình đến lạ thường.”

B. PHẦN VIẾT - TẬP LÀM VĂN (10,0 điểm)

Câu 9 (2,0 điểm): Chính tả nghe – viết: GV cho HS viết một đoạn trong bài “Dây thun xanh, dây thun đỏ” (SGK TV5, Cánh diều – trang 28) Từ “Vậy mà cả tuần nay” cho đến “vậy thôi chứ chưa mách”.

Câu 10 (8,0 điểm): Em hãy viết một bài văn tả một phong cảnh ở quê hương em.

3.2. Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt 5

TRƯỜNG TH .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
MÔN: TIẾNG VIỆT 5 – CÁNH DIỀU

STT

Mạch kiến thức, kĩ năng

Số câu và số điểm

Mức 1

Nhận biết

Mức 2

Thông hiểu

Mức 3

Vận dụng

Tổng

TN

TL

HT khác

TN

TL

HT khác

TN

TL

TN

TL

HT khác

1

Đọc thành tiếng

1 câu: 3 điểm

2

Đọc hiểu + Luyện từ và câu

Số câu

2

0

0

3

1

0

1

1

6

2

0

Câu số

1,2

0

0

3,4,5

7

0

6

8

C1,2,3,4,5,6

C7,8

0

Số điểm

1

0

0

1,5

2

0

0,5

2

3

4

0

Tổng

Số câu: 8

Số điểm: 7

3

Viết

Số câu

0

1

0

0

0

0

0

1

0

2

0

Câu số

0

9

0

0

0

0

0

10

0

C9,10

0

Số điểm

0

2

0

0

0

0

0

8

0

 

0

Tổng

Số câu: 2

Số điểm: 10

3.3. Bản đặc tả đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt 5

.....

>> Tải file để tham khảo trọn bộ đề thi!

Chia sẻ bởi: 👨 Minh Ánh
Liên kết tải về

Chọn file cần tải:

Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
1 Bình luận
Sắp xếp theo
👨
  • Quân
    Quân

    hay

    Thích Phản hồi 17/03/24
Xem thêm
Đóng
Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm