Bộ đề đọc hiểu Tiếng Việt 4 Cánh Diều Bộ đề đọc hiểu Tiếng Việt 4
Bộ đề đọc hiểu Tiếng Việt 4 Cánh Diều bao gồm các đề đọc hiểu được biên soạn dựa trên chương trình học của môn Tiếng Việt lớp 4, sách Cánh diều.
Với tài liệu này, học sinh có thể ôn tập và củng cố lại kiến thức của môn học. Hãy cùng theo dõi nội dung chi tiết ngay sau đây.
Tài liệu bao gồm:
- 8 đề đọc hiểu Tiếng Việt 4 Cánh diều (Có đáp án)
- 36 trang tài liệu
- File Word có thể chỉnh sửa.
- File PDF thuận tiện in trên Mobile.
Bộ đề đọc hiểu Tiếng Việt 4 Cánh Diều
Các bài đọc hiểu Tiếng Việt lớp 4
TIẾNG HÁT BUỔI SỚM MAI
Rạng đông, mặt trời tỏa những tia nắng dịu dàng xuống muôn vật.
Bên bìa rừng có một bông hoa lạ, năm cánh mịn như nhung. Bông hoa tỏa hương thơm ngát. Quanh nó, thấp thoáng những cánh bướm dập dờn.
Mặt trời mỉm cười với hoa. Thế là bông hoa cất tiếng hát. Nó hát mãi, hát mãi. Cuối cùng, nó hỏi gió xem thích bài hát đó không.
Gió ngạc nhiên:
– Ơ, chính tôi hát đấy chứ. Tôi đã làm những cánh hoa của bạn đung đưa, tạo thành tiếng lao xao nên bạn cứ tưởng mình hát.
Hoa lại hỏi sương. Những hạt sương long lanh trả lời:
– Bạn nhầm rồi! Đó chính là tiếng ngân nga thánh thót của chúng tôi.
Tranh cãi mãi, chẳng ai chịu ai. Hoa, gió và sương quyết định hỏi bác gác rừng. Bác gác rừng ôn tồn giải thích:
– Mỗi buổi sáng sớm, khi mặt trời bắt đầu sưởi ấm vạn vật, muôn loài đều hân hoan hát ca. Nhưng mỗi loài đều có tiếng hát của riêng mình. Có biết lắng nghe nhau mới hiểu được tiếng hát của nhau, các cháu ạ.
(Theo Truyện nước ngoài)
Đọc và chọn đáp án đúng hoặc trả lời câu hỏi:
Câu 1. Bông hoa bên bìa rừng có đặc điểm gì?
A. Năm cánh mịn như nhung
B. Tỏa hương thơm ngát
C. Khoe sắc rực rỡ
D. Cả đáp án A, B đều đúng
Câu 2. Bông hoa hỏi gió điều gì?
A. Gió có thích bài hát đó không?
B. Hoa hát có hay không?
C. Gió có muốn hát cùng hoa không?
D. Hoa có xinh đẹp không?
Câu 3. Gió và sương đều cho rằng?
A. Hoa hát không hay
B. Hoa hát rất hay
C. Tiếng hát là của mình
D. Tiếng hát là của hoa
Câu 4. Vì sao hoa, gió và sương đều không nghe được tiếng hát của nhau?
A. Vì mỗi vật đều hát quá to
B. Vì mỗi vật đều ích kỉ
C. Vì mỗi vật đều chỉ nghe được tiếng hát của mình
D. Vì mỗi vật vừa hát vừa nói chuyện
Câu 5. Tranh cãi mãi, chẳng ai chịu ai, hoa, gió và sương quyết định hỏi ai?
A. Bác gác rừng
B. Chị ong
C. Chú voi
D. Mặt trời
Câu 6. Có mấy động từ trong câu văn “Những hạt sương long lanh trả lời.”?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 7. Động từ trong câu “Tranh cãi mãi, chẳng ai chịu ai.” là gì?
A. Tranh cãi, chịu
B. Tranh cãi, mãi
C. Tranh cãi, chẳng
D. Tranh cãi, ai
Câu 8. Dòng nào thể hiện được chủ đề của câu chuyện?
SOI GƯƠNG
Bé đứng trước gương
Mắt tròn xoe ngắm
Một đứa ở trong
Giống mình ghê lắm
Miệng cười răng sún
Tóc lại vàng hoe
Cũng lồi lỗ rốn
Giống như mình nè!
Đưa mặt sát gương
Bé hôn một cái
Hắn cũng vội vàng
Hôn môi bé vậy
Bé cười khúc khích
Nghịch ngợm đủ tuồng
Vừa quay lưng lại
Hắn cũng quay luôn.
(Nguyễn Lãm Thắng)
Chọn đáp án đúng hoặc trả lời câu hỏi:
Câu 1. Bé đang làm gì?
A. soi gương
B. học bài
C. đọc truyện
D. xem phim
Câu 2. Tìm từ ngữ miêu tả đôi mắt của bé?
A. nhỏ xíu
B. tròn xoe
C. long lanh
D. đen huyền
Câu 3. Tóc của bé có màu gì?
A. đen láy
B. đỏ rực
C. vàng hoe
D. màu nâu
Câu 4. Trong câu thơ “Đưa mặt sát gương” có mấy danh từ?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 5. Từ “vội vàng” có nghĩa là gì?
A. tỏ ra rất vội
B. nhanh trong mọi cử chỉ, động tác
C. im lặng, không lên tiếng, không có tiếng động, tiếng ồ
D. ở trong trạng thái vui vẻ, thích thú
Câu 6. Chọn từ ngữ miêu tả tiếng cười của bé?
A. khanh khách
B. khúc khích
C. ha ha
D. hi hi
Câu 7. Theo em, nhân vật bé trong bài thơ có tính cách như thế nào?
A. hồn nhiên, nghịch ngợm
B. tốt bụng, hiền lành
C. hung dữ, khó gần
D. không có đáp án đúng
Câu 8. Tra từ điển, giải thích nghĩa của các từ sau: tròn xoe, nghịch ngợm.
Xem thử Bộ đề đọc hiểu Tiếng Việt 4 CD






.........Xem thêm tài liệu tại file tải dưới đây.........
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 30
-
Báo cáo kết quả Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
Mới nhất trong tuần
-
Kể lại câu chuyện Đôi cánh của Ngựa Trắng (7 mẫu)
10.000+ -
Đoạn văn tả cây xương rồng mà em thấy (6 mẫu)
10.000+ 1 -
Tập làm văn lớp 4: Tả cây sầu riêng
100.000+ -
Toán lớp 4 Bài 87: Dãy số liệu thống kê
1.000+ -
Viết đoạn mở bài và kết bài Thuật lại một tiết học hoặc buổi tham quan của lớp em
1.000+ -
35 đề ôn luyện Tiếng Việt 4 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
10.000+ -
Bài tập bổ trợ môn Tiếng Anh 4 sách i-Learn Smart Start
100+ -
Bộ câu hỏi ôn thi học kì 2 môn Tin học 4 sách Chân trời sáng tạo
100+ -
Bộ câu hỏi ôn thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 4 năm 2024 - 2025
100+ -
Bộ câu hỏi ôn thi học kì 2 môn Khoa học 4 năm 2024 - 2025
100+