Báo cáo tổng kết, đánh giá việc triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa Giáo dục phổ thông Báo cáo tổng kết chương trình GDPT 2018 (5 mẫu)
Báo cáo tổng kết, đánh giá việc triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa Giáo dục phổ thông gồm 5 mẫu, giúp thầy cô tham khảo để nhận xét, đánh giá môn Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử - Địa lí, Đạo đức, Hoạt động trải nghiệm,....
Với những lời nhận xét về ưu điểm, nhược điểm, giải pháp thực hiện và đề xuất cho từng môn học sẽ giúp thầy cô đưa ra những góp ý để dần hoàn thiện bộ sách giáo khoa mới. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm Đánh giá thực hiện sách giáo khoa lớp 1, 2, 3, 4, 5 năm 2024 - 2025.
Báo cáo tổng kết, đánh giá việc triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa Giáo dục phổ thông 2018
- Báo cáo tổng kết, đánh giá việc triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa Giáo dục phổ thông và tài liệu giáo dục địa phương lớp 4, 5 (Mẫu 5)
- Phụ lục 1: Báo cáo tổng kết, đánh giá việc triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông (Mẫu 4)
- Báo cáo tổng kết, đánh giá việc triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa Giáo dục phổ thông (Mẫu 3)
- Báo cáo tổng kết, đánh giá việc triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa GDPT của nhà trường (Mẫu 2)
- Báo cáo tổng kết, đánh giá việc triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa Giáo dục phổ thông lớp 4 (Mẫu 1)
Báo cáo tổng kết, đánh giá việc triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa Giáo dục phổ thông và tài liệu giáo dục địa phương lớp 4, 5 (Mẫu 5)
Trường Tiểu học……..
Tổ chuyên môn: Khối 4+5
BÁO CÁO TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ VIỆC TRIỂN KHAI
ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
VÀ TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
A. Chương trình lớp 4, 5:
1. Ưu điểm
- Tập trung phát triển năng lực và phẩm chất học sinh
+ Chương trình giúp học sinh phát triển toàn diện về phẩm chất (yêu nước, chăm học, trung thực, trách nhiệm…) và năng lực (ngôn ngữ, toán học, giải quyết vấn đề, tự học…).
+ Các môn học có sự tích hợp, giúp học sinh tiếp cận kiến thức đa chiều.
- Nội dung bài học thiết thực, gần gũi với cuộc sống
+ Nhiều chủ đề gắn với thực tiễn địa phương, đời sống hàng ngày, giúp học sinh dễ hiểu, dễ nhớ, dễ áp dụng.
+ Tích hợp các kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, hợp tác, tư duy phản biện,…
- Tăng cường tính chủ động, sáng tạo cho giáo viên và học sinh
+ Giáo viên được linh hoạt lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện thực tế.
+ Học sinh chủ động tham gia các hoạt động học tập, được thể hiện ý kiến cá nhân, phát triển năng lực tự học.
- Khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin
+ Chương trình khuyến khích dạy học qua trình chiếu, video, phần mềm, học liệu số,… tạo hứng thú cho học sinh.
2. Hạn chế
- Nội dung chương trình khá nặng
+ Một số môn học (Toán, Tiếng Việt, TNXH) có khối lượng kiến thức lớn, đòi hỏi học sinh phải tư duy và vận dụng nhiều.
+ Thời lượng học không tăng nhưng số môn học và nội dung lại nhiều.
- Không đồng đều về điều kiện dạy học giữa các vùng
+ Một số trường vùng sâu, vùng xa còn thiếu thiết bị, phòng học bộ môn, thư viện,... gây khó khăn trong việc triển khai hiệu quả chương trình.
- Giáo viên còn lúng túng trong việc đổi mới phương pháp
+ Một số giáo viên chưa quen với cách tổ chức hoạt động học theo hướng phát triển năng lực, còn lúng túng trong kiểm tra, đánh giá thường xuyên.
3. Giải pháp thực hiện
- Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên
+ Tổ chức các lớp tập huấn, sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, dạy thể nghiệm,...
+ Hỗ trợ giáo viên khai thác tài nguyên điện tử, xây dựng học liệu phù hợp với lớp học.
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học
+ Đề xuất nhà trường/phòng giáo dục bổ sung thiết bị tối thiểu như máy chiếu, tivi, thiết bị thí nghiệm, học liệu trực quan,…
- Phối hợp với cha mẹ học sinh và cộng đồng
+ Nâng cao nhận thức của phụ huynh về chương trình mới để đồng hành cùng nhà trường trong hỗ trợ học sinh học tập, rèn kỹ năng.
4. Đề xuất
- Tiếp tục rà soát, điều chỉnh nội dung chương trình phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, tránh quá tải.
- Có chính sách hỗ trợ giáo viên, đặc biệt ở vùng khó khăn về thiết bị, tài liệu bồi dưỡng, học liệu số.
- Tạo điều kiện cho giáo viên giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm dạy học theo hướng phát triển năng lực.
- Tăng thời lượng sinh hoạt chuyên môn để hỗ trợ nhau tháo gỡ vướng mắc khi triển khai chương trình.
B. Sách giáo khoa lớp 4 và 5:
I. Nhận xét chung:
- Việc triển khai Chương trình GDPT 2018 với bộ sách "Kết nối tri thức với cuộc sống" ở lớp 4 và 5 bước đầu đã mang lại nhiều chuyển biến tích cực trong hoạt động dạy và học.
- Nội dung chương trình có tính tích hợp, phát triển năng lực và phẩm chất người học, phù hợp với định hướng đổi mới giáo dục hiện nay.
- Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, việc triển khai cũng gặp một số khó khăn nhất định do điều kiện thực tế về cơ sở vật chất, năng lực học sinh và sự phối hợp giữa các bên liên quan.
....
Phụ lục 1: Báo cáo tổng kết, đánh giá việc triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông (Mẫu 4)
UBND THÀNH PHỐ….. |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
….., ngày ...... tháng ..... năm 2025 |
BÁO CÁO
Tổng kết, đánh giá việc triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông
I. KHÁI QUÁT CHUNG
1. Bối cảnh và yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
* Nhằm tổng kết, đánh giá thực trạng và hiệu quả triển khai đổi mới chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) và sách giáo khoa (SGK) tại Trường Tiểu học ...... trong giai đoạn từ năm học 2020–2021 đến năm học 2024–2025, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị phù hợp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong thời gian tới.
* Căn cứ thực hiện:
- Nghị quyết số 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông;
- Các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT và Phòng GD&ĐT TP Vũng Tàu về triển khai CTGDPT 2018;
- Tình hình thực tế tại đơn vị.
2. Đặc điểm, tình hình giáo dục và đào tạo của địa phương
- Vị trí – điều kiện địa lý: Trường tọa lạc tại khu vực dân cư ổn định, có truyền thống hiếu học, thuận lợi cho công tác giáo dục.
- Quy mô trường lớp: Tính đến năm học 2024–2025, trường có … lớp với … học sinh.
- Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý: Tổng số … giáo viên, 100% đạt chuẩn đào tạo, trong đó …% trên chuẩn. Ban giám hiệu có năng lực quản lý tốt, giàu kinh nghiệm thực tiễn.
- Cơ sở vật chất: Trường được đầu tư nâng cấp cơ bản đảm bảo cho dạy học theo chương trình mới, tuy nhiên vẫn còn thiếu một số thiết bị tối thiểu ở các môn chuyên biệt.
3. Nhận xét chung
* Công tác chỉ đạo và tổ chức triển khai
- Nhà trường xây dựng kế hoạch thực hiện theo đúng lộ trình và hướng dẫn từ PGD&ĐT.
- Thành lập các tổ công tác chuyên trách từng khối lớp, từng môn học, tổ chức họp chuyên môn định kỳ để rà soát tiến độ và kịp thời điều chỉnh.
- Đẩy mạnh sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, tổ chức các tiết dạy mẫu, dạy thể nghiệm nhằm chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm.
* Công tác bồi dưỡng đội ngũ
- 100% giáo viên tham gia đầy đủ các khóa tập huấn do Bộ, Sở và Phòng tổ chức.
- Nhà trường chủ động tổ chức các chuyên đề chuyên sâu theo từng môn học, theo nhu cầu cụ thể của từng khối lớp.
- Giáo viên tích cực tự học, tự bồi dưỡng, cập nhật kịp thời các phương pháp dạy học hiện đại, phù hợp với mục tiêu chương trình mới.
* Lựa chọn và sử dụng sách giáo khoa
- Việc lựa chọn SGK được thực hiện công khai, minh bạch, tuân thủ quy trình hướng dẫn và có sự tham gia đầy đủ của các thành phần trong hội đồng lựa chọn SGK cấp trường.
- SGK được sử dụng đồng bộ và hiệu quả, giáo viên biết khai thác linh hoạt kết hợp tài liệu bổ trợ, học liệu số để nâng cao hiệu quả dạy học.
* Tổ chức dạy học và đánh giá học sinh
- Phương pháp dạy học tích cực được triển khai rộng rãi, tạo điều kiện phát huy năng lực cá nhân học sinh.
- Các hoạt động trải nghiệm, dạy học tích hợp, liên môn được lồng ghép hiệu quả trong chương trình.
- Công tác kiểm tra – đánh giá chuyển mạnh từ đánh giá điểm số sang đánh giá năng lực toàn diện, vì sự tiến bộ của học sinh.
....
Báo cáo tổng kết, đánh giá việc triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa Giáo dục phổ thông (Mẫu 3)
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
PHỤ LỤC 1
Báo cáo tổng kết, đánh giá việc triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông
(Kèm theo Công văn số /CV-PGDĐT ngày / /2025)
TÊN ĐƠN VỊ ...........
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
........, ngày ...... tháng ..... năm 2025 |
BÁO CÁO TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ VIỆC TRIỂN KHAI ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
5. Về CT, SGK, tài liệu giáo dục địa phương
A. Về Chương trình (CT) và Sách giáo khoa (SGK)
a. Môn Lịch sử
Ưu điểm:
- CT mới chú trọng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, đặc biệt là tư duy lịch sử, khả năng phân tích, đánh giá sự kiện.
- SGK có nhiều hình ảnh minh họa sinh động, tích hợp tài liệu, tư liệu lịch sử phong phú.
- Tăng cường hoạt động học tập tích cực như: học theo dự án, thảo luận nhóm, phân tích tư liệu, đóng vai…
Hạn chế:
- Một số nội dung vẫn còn nặng về kiến thức hàn lâm, thiếu gắn kết với thực tiễn địa phương.
- Sự phân bố thời lượng chưa thật sự hợp lý giữa các chủ đề; một số bài quá ngắn, một số lại quá dài.
- Học sinh vùng khó khăn còn thiếu điều kiện để tiếp cận với phương pháp và thiết bị dạy học mới.
Giải pháp đề xuất:
- Cần thiết kế lại nội dung theo hướng tăng tính địa phương và thực tiễn.
- Tăng cường bồi dưỡng giáo viên về phương pháp dạy học tích cực, sử dụng SGK linh hoạt.
- Có thể biên soạn thêm tài liệu bổ trợ, bài tập mở rộng để học sinh củng cố kiến thức.
b. Môn Địa lý
Ưu điểm:
- CT mới chú trọng kỹ năng thực hành, sử dụng bản đồ, biểu đồ, khai thác Atlat…
- SGK được thiết kế theo hướng mở, có tính tích hợp và liên môn cao (môi trường, dân số, kinh tế…).
- Tăng cường liên hệ thực tiễn, đặc biệt là môi trường sống và địa phương học sinh.
Hạn chế:
- Một số nội dung còn trùng lặp hoặc chưa logic về mặt sắp xếp.
- Thiếu học liệu, bản đồ cụ thể của địa phương trong SGK.
- Học sinh chưa quen với kỹ năng xử lý số liệu, biểu đồ nên gặp khó khăn khi học.
Giải pháp đề xuất:
- Cần tăng cường tài liệu bổ trợ riêng cho từng địa phương (dưới dạng bản đồ, hình ảnh, clip…).
- Đào tạo nâng cao năng lực giáo viên trong hướng dẫn học sinh khai thác Atlat và tư liệu số.
- Khuyến khích trường học tổ chức các hoạt động thực tế, tham quan, khảo sát địa phương.
B. Về tài liệu giáo dục địa phương
Ưu điểm:
- Giúp học sinh hiểu rõ về quê hương mình, từ đó hình thành lòng tự hào và trách nhiệm với cộng đồng.
- Nội dung phong phú, phản ánh đặc điểm lịch sử – địa lý đặc trưng của từng tỉnh/thành.
- Tăng cường tính giáo dục đạo đức, truyền thống qua các sự kiện, nhân vật lịch sử và địa danh địa phương.
Tồn tại / Hạn chế:
- Một số tài liệu chưa được đầu tư đầy đủ, còn sơ sài, thiên về liệt kê thông tin, thiếu chiều sâu.
- Chưa có sự thống nhất trong cách trình bày giữa các tỉnh; chất lượng biên soạn không đồng đều.
- Thiếu tài liệu hỗ trợ đi kèm như hình ảnh, video, tư liệu thực tế…
Giải pháp đề xuất:
- Cần có khung hướng dẫn chung của Bộ GD&ĐT để định hướng nội dung và phương pháp biên soạn.
- Tăng cường sự phối hợp giữa Sở GDĐT và các cơ quan chuyên môn (bảo tàng, viện nghiên cứu, Hội sử học...).
- Phát triển tài liệu đa phương tiện (ebook, clip, bản đồ số…) để tăng tính hấp dẫn, hiệu quả.
....
Báo cáo tổng kết, đánh giá việc triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa GDPT của nhà trường (Mẫu 2)
TRƯỜNG …………. TỔ: ……………. |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
…………….., ngày 16 tháng 4 năm 2025 |
BÁO CÁO
TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
1. Về Chương trình:
Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 (CTGDPT 2018) là một cuộc cải cách toàn diện trong hệ thống giáo dục Việt Nam, được xây dựng với mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Đây là sự thay đổi lớn so với chương trình 2006.
- Ưu điểm:
+ Chương trình lấy học sinh làm trung tâm: Chương trình giáo dục phổ thông 2018 hướng đến phát triển năng lực và phẩm chất người học, không chỉ truyền đạt kiến thức. Khuyến khích tư duy phản biện, sáng tạo, kỹ năng hợp tác, tự học...
+ Tích hợp và phân hóa: Ở tiểu học có tính tích hợp cao, giúp học sinh tiếp cận kiến thức một cách toàn diện.
+ Tăng cường kỹ năng sống và đạo đức: Các môn như Giáo dục công dân, Hoạt động trải nghiệm, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng an ninh... được chú trọng hơn.
+ Sự cập nhật và hiện đại hóa nội dung: Nhiều môn học mới (Tin học, Công nghệ, STEM...) được đưa vào sớm, phù hợp với yêu cầu thời đại 4.0.
- Tồn tại:
+ Thiếu đồng bộ trong triển khai: Cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu dạy học không đồng đều giữa các vùng miền. Nhiều nơi chưa có đủ điều kiện để triển khai hiệu quả các hoạt động trải nghiệm, môn học tự chọn.
+ Áp lực cho giáo viên: Giáo viên phải thay đổi phương pháp giảng dạy, cách đánh giá học sinh. Việc tập huấn còn mang tính hình thức ở một số nơi, chưa đủ chiều sâu.
+ Học sinh và phụ huynh còn bỡ ngỡ: Các môn học mới, như hoạt động trải nghiệm khiến phụ huynh lo lắng, học sinh bối rối. Nhiều ý kiến cho rằng chương trình nặng, nhất là khi học sinh phải học nhiều môn nhưng vẫn phải đảm bảo kiến thức thi cử.
+ Sách giáo khoa đa dạng nhưng thiếu kiểm soát chất lượng: Việc có nhiều bộ sách giáo khoa dẫn đến bất cập trong lựa chọn, giá cả và chất lượng.
2. Về tổ chức thực hiện dạy học tại các khối lớp
2.1. Việc chuẩn bị cơ sở vật chất và đội ngũ
2.1.1. Mạng lưới trường, lớp, cơ sở vật chất;
Mỗi lớp 1 phòng học, các phòng có bảng chống lóa, bàn ghế đủ và đảm bảo 2hs/bàn, tủ đựng đồ dùng.
Các phòng học được lắp tivi (1 cái/phòng). Phòng học có quạt mát, khang trang, sạch đẹp và thoáng mát đảm bảo đúng yêu cầu.
Có 1 phòng thư viện, 1 phòng thiết bị, một số phòng khác.
2.1.2. Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục :
Trước mỗi năm học, nhà trường đã rà soát, bổ sung, hợp đồng, bố trí sử dụng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp tiểu học. Có đủ số lượng GV cho toàn trường kể cả giáo viên bọ mô.
2.2. Việc chuẩn bị sách giáo khoa và thiết bị dạy học
2.2.1. Việc tổ chức lựa chọn, sử dụng SGK;
Lớp 1 việc lựa chọn, đề xuất thực hiện theo đúng Thông tư Thông tư số 01/2020/TT-BGDĐT và và tiêu chí lựa chọn SGK theo Quyết định số …./QĐ-UBND tỉnh ngày 26/3/2020 của UBND tỉnh. Lớp 1 năm thứ tư tiếp tục dạy và học bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống để phát triển năng lực lớp 1 và sách tiếng Anh 1.
Lớp 2 tổ chức thực hiện lựa chọn, đề xuất sách giáo khoa lớp 2 theo Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT và các tiêu chí đánh giá theo Quyết định …./QĐ-UBND ngày 10/3/2021 của UBND tỉnh). Lớp 2 năm thứ ba tiếp tục dạy và học bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.
Lớp 3 tổ chức thực hiện lựa chọn, đề xuất sách giáo khoa lớp 3 theo Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT và các tiêu chí đánh giá theo Quyết định …./QĐ-UBND ngày 10/3/2021 của UBND tỉnh. Lớp 3 năm thứ hai tiếp tục dạy và học bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.
Lớp 4 tổ chức thực hiện lựa chọn, đề xuất sách giáo khoa lớp 4 theo Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT và các tiêu chí đánh giá theo Quyết định …./QĐ-UBND ngày 10/3/2021 của UBND tỉnh. Trong tháng 3 năm 2023, nhà trường đã tổ chức đề xuất lựa chọn SGK lớp 4… theo đúng các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn, thực hiện nghiên túc sự thống nhất trong toàn tỉnh lựa chọn SGK lớp 4 năm học 2023-2024 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.
Lớp 5 tổ chức thực hiện lựa chọn, đề xuất sách giáo khoa lớp 4 theo Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT và các tiêu chí đánh giá theo Quyết định …./QĐ-UBND ngày 10/3/2021 của UBND tỉnh. Trong tháng 3 năm 2024, nhà trường đã tổ chức đề xuất lựa chọn SGK lớp 5… theo đúng các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn, thực hiện nghiên túc sự thống nhất trong toàn tỉnh lựa chọn SGK lớp 5 năm học 2024-2025 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.
...
Báo cáo tổng kết, đánh giá việc triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa Giáo dục phổ thông lớp 4 (Mẫu 1)
TRƯỜNG TH …….
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ……., ngày 12 tháng 4 năm 2025 |
BÁO CÁO TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ VIỆC TRIỂN KHAI ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
KHỐI 4
I. Nhận xét, đánh giá về CT, SGK của từng môn học và hoạt động giáo dục; chỉ rõ ưu điểm, hạn chế, các giải pháp thực hiện và đề xuất.
1. Môn Tiếng Việt
* Ưu điểm:
- Bài học được thiết kế theo chủ đề quen thuộc, gần gũi với học sinh
- Mỗi chủ đề kéo dài 4 tuần, giúp học sinh học tập có hệ thống và sâu sắc hơn.
- Bộ sách có nội dung hay và phong phú, kênh hình đẹp, kênh chữ rõ ràng phù hợp với HS lớp 4.
- Sách bám sát mục tiêu, nội dung chương trình GDPT 2018 được xây dựng với đầy đủ hệ thống kiến thức Tiếng Việt (ngữ âm- từ vựng- ngữ pháp-hoạt động giao tiếp); năng lực ngôn ngữ (đọc-viết-nói và nghe); năng lực văn học.
- Bài học khuyến khích học sinh trao đổi, thảo luận nhóm, trình bày ý kiến cá nhân. Nhiều bài học kết hợp với hoạt động trải nghiệm, sáng tạo, tăng sự chủ động và hứng thú.
- Văn bản được chọn lọc phong phú, có cả truyện dân gian, thơ, truyện hiện đại, văn bản thông tin,… Khơi gợi tình yêu tiếng Việt, nâng cao hiểu biết xã hội, bồi dưỡng tâm hồn.
* Hạn chế:
- HS với trình độ nhận thức khác nhau nên việc tiếp thu kiến thức không đồng đều, GV rất vất vả khi truyền đạt kiến thức theo chương trình mới cho các em.
- Lượng kiến thức khá nặng. Một số bài có nội dung dài, từ mới khó, đòi hỏi khả năng tư duy và đọc hiểu cao, khiến học sinh yếu hoặc trung bình gặp khó khăn.
- Đưa bảng tra cứu từ ngữ, tra cứu tên riêng nước ngoài và Phần mục lục lên cho lên đầu trang sách sẽ trực quan trong việc tìm kiếm địa chỉ bài học.
- Khó chia tiết dạy, khó tìm bài học của ngày hôm sau, không kích thích sự tò mò hứng thú cho bài học kế tiếp. Phụ huynh học sinh sẽ gặp khó khăn khi muốn học cùng con tại nhà vì khó hiểu mục đích sách thiết kế.
- Yêu cầu học sinh tự học cao nhưng chưa có nhiều tài liệu hỗ trợ. Nhiều hoạt động yêu cầu học sinh tự tìm hiểu, nói lên suy nghĩ, viết sáng tạo… nhưng chưa có sách tham khảo, bài mẫu, hướng dẫn cụ thể cho học sinh và phụ huynh.
* Giải pháp thực hiện và đề xuất:
+ Chủ động điều chỉnh nội dung phù hợp với đối tượng học sinh trong lớp.
+ GV xây dựng kế hoạch bài dạy bằng PowerPoint, các phần mềm Quizizz, Class pont… làm cho tiết học sinh động, cuốn hút HS.
+ GV sử dụng linh hoạt các hình thức dạy học (dạy qua PowerPoint, viết bảng…) để truyền thụ tối đa được kiến thức cho HS.
+ GV kết hợp cùng PHHS trao đổi kiến thức, phương pháp giảng dạy để cùng rèn luyện cho các em tốt hơn khi thực hiện chương trình mới.
+ Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, theo chuyên đề. Bồi dưỡng chuyên môn qua tham dự các chuyên đề… Lên tiết dạy trong đợt bồi dưỡng giáo viên hè. Nắm vững quy trình lên lớp các tiết dạy. Đối với môn Tiếng Việt, tổ chức các tiết dạy mẫu. Tổ khối đã nghiên cứu, tìm ra những kiến thức cốt lõi trong môn Tiếng Việt mà HS cần đạt ở mỗi bài học, mỗi chủ đề. Xây dựng kiến thức cần ghi nhớ xuyên suốt năm học đối với HS lớp 4.
2. Môn Toán
* Ưu điểm
- Được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sắc của các cấp, ngành, chính quyền địa phương, đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị của các lớp tương đối đầy đủ.
- Chương trình lớp 4 được thiết kế theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, tăng cường tính thực tiễn.
- Nội dung sách giáo khoa có nhiều đổi mới, sử dụng hình ảnh trực quan, bài học gắn với thực tế.
- GV đã thực hiện tốt đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực của học sinh. HS có cơ hội được trải nghiệm và vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
- Chương trình GDPT 2018 tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên sử dụng các phương pháp trong giảng dạy linh hoạt, phù hợp với tình hình lớp học và đối tượng học sinh, giúp học sinh tham gia các hoạt động giáo dục một cách thoải mái, nhẹ nhàng tích cực và chủ động sáng tạo.
- Đối với học sinh: HS được hình thành và phát triển tốt các phẩm chất và năng lực. HS được phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản. HS tham gia hứng thú trong các hoạt động: Hoạt động khởi động trước tiết học, các trò chơi, các bài tập thực hành...
- Nội dung chương trình đi theo từng chủ đề nên kiến thức mạch lạc, HS dễ nắm và dễ ghi nhớ. Có thời lượng dành cho học sinh thực hành và tìm hiểu khám phá kiến thức.
- Về việc đánh giá HS: Đánh giá theo hướng nhận xét kết hợp với điểm số, chú trọng sự tiến bộ của từng học sinh. Học sinh có cơ hội tự đánh giá, rèn luyện kỹ năng phản biện và tư duy độc lập.
* Hạn chế
- Thiết bị và đồ dùng dạy học còn thiếu, GV phải sử dụng thiết bị và đồ dùng cũ nên còn gặp nhiều khó khăn.
- Tài liệu tham khảo soạn giảng bài mới còn ít nên GV tốn nhiều thời gian trong việc soạn giảng.
- Nội dung chương trình nhiều kiến thức mới, đòi hỏi HS phải nỗ lực học tập, khám phá mới có thể hiểu được.
* Giải pháp thực hiện và đề xuất:
- Tự chuẩn bị đồ dùng dạy học và mong cấp trên sớm cấp đồ dùng dạy học về trường
....
>> Tải file để tham khảo toàn bộ báo cáo!
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Công thức tính độ tự cảm của cuộn dây
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Ngữ văn 8 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
-
Bài tập so sánh hơn và so sánh nhất
-
Tổng hợp kiến thức phần đọc hiểu thi THPT Quốc gia 2024
-
Văn mẫu lớp 11: Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội vàng
-
Tìm ý đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc trước một cảnh đẹp ở quê hương hoặc nơi em ở
-
Tập làm văn lớp 5: Tả một người ở địa phương em sinh sống (Dàn ý + 9 mẫu)
-
Tập làm văn lớp 5: Tả cảnh biển Vũng Tàu
-
Văn mẫu lớp 12: Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa (9 Mẫu)
-
Văn mẫu lớp 11: Suy nghĩ về vẻ đẹp của một bức tranh hoặc pho tượng mà em cho là có giá trị
Mới nhất trong tuần
-
Báo cáo 5 năm thực hiện Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong Chương trình GDPT 2018
100+ 1 -
Đáp án tập huấn Giáo dục giới tính
10.000+ -
Đáp án tự luận Mô đun 5 Cán bộ quản lý
10.000+ -
Báo cáo tổng kết, đánh giá việc triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa Giáo dục phổ thông
1.000+ -
Đáp án tự luận Mô đun 7 THCS
50.000+ -
Đáp án tự luận Mô đun 8 THCS
100.000+ -
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Giáo viên phổ thông 2024
100.000+ -
Bài tập cuối khóa Mô đun 9 THCS (9 môn)
10.000+ -
Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 7 bộ Cánh diều
10.000+ -
Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 7 bộ Chân trời sáng tạo
10.000+