Bảng tính hao mòn tài sản cố định Mẫu sổ sách kế toán mới nhất
Bảng tính hao mòn tài sản cố định dùng để tính hao mòn của từng tài sản cố định làm căn cứ để ghi số hao mòn vào Sổ tài sản cố định và sổ Nhật ký - Sổ Cái.
Mẫu được ban hành kèm theo Thông tư số 70/2019/TT-BTC ngày 03/10/2019 của Bộ Tài chính. Sau đây là nội dung chi tiết mời các bạn cùng tham khảo và tải mẫu tại đây.
HUYỆN:………………. |
Mẫu số: S12-X |
BẢNG TÍNH HAO MÒN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Năm…………..
STT | Tên, đặc điểm, ký hiệu tài sản cố định | Số hiệu tài sản cố định | Nguyên giá TSCĐ | Tỷ lệ hao mòn | Số hao mòn năm | Ghi chú |
A | B | C | 1 | 2 | 3 | D |
I | Nhà cửa | |||||
1 | Nhà A | |||||
2 | Nhà B | |||||
…….. | ||||||
II | Vật kiến trúc | |||||
1 | Tường rào bao quanh | |||||
2 | Giếng khoan | |||||
……. | ||||||
Cộng | x | x | x |
|
|
Ngày.... tháng …… năm .... |
Hướng dẫn lập Bảng tính hao mòn tài sản cố định
1. Mục đích
Bảng tính hao mòn TSCĐ dùng để tính hao mòn của từng TSCĐ làm căn cứ để ghi số hao mòn vào Sổ tài sản cố định và sổ Nhật ký- Sổ Cái (Nợ TK 466/ Có TK 214).
2. Căn cứ và phương pháp ghi sổ
- Năm đầu tiên căn cứ vào số liệu trên Sổ tài sản cố định để lập Bảng tính hao mòn TSCĐ. Từ các năm sau căn cứ vào Bảng tính hao mòn năm trước vào số tăng, giảm tài sản và hao mòn TSCĐ để tính ra mức hao mòn năm sau
- Ghi theo từng loại tài sản: Nhà cửa, vật kiến trúc... ghi hết loại này ghi sang loại khác, ghi hết 1 loại phải cộng phía dưới và để cách ra vài dòng.
- Mỗi TSCĐ ở diện tính hao mòn được ghi 1 dòng.
- Cột A: Ghi số thứ tự từng TSCĐ được tính hao mòn
- Cột B: Ghi tên từng loại TSCĐ và đặc điểm, ký hiệu của TSCĐ
- Cột C: Ghi số hiệu của TSCĐ
- Cột 1: Ghi nguyên giá của TSCĐ
- Cột 2: Ghi tỷ lệ hao mòn
- Cột 3 : Ghi số hao mòn
Cột 3 = Cột 1 x Cột 2 hoặc lấy số liệu ở Cột 3 "Số tiền hao mòn 1 năm" của Sổ tài sản cố định
- Cột D: Ghi chú
- Sau khi ghi hết những tài sản ở diện phải tính hao mòn trong năm, cộng số tiền ở cột 3 để ghi vào tài khoản tổng hợp trên Nhật ký- Sổ Cái theo bút toán Nợ TK 466/Có TK 214 và ghi số hao mòn của từng tài sản vào cột hao mòn của từng tài sản theo từng năm (phần theo dõi hao mòn) trên Sổ tài sản cố định.
- Sang năm sau Bảng tính hao mòn được lập bằng cách sao chụp Bảng tính hao mòn của năm trước, bổ sung thêm những tài sản mới tăng trong năm, những TSCĐ giảm thì gạch bỏ sau đó cộng lại từng loại và tổng cộng tất cả các loại TSCĐ, ghi ngày, tháng, ký tên vào Bảng tính hao mòn của năm sau.
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Danh sách mã Tỉnh, mã Huyện, mã Xã thi THPT Quốc gia 2024
-
Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội về sự thành công trong cuộc sống
-
Giáo án Tiếng Việt 4 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
-
Bộ đề thi học kì 1 môn Toán, Tiếng Việt lớp 4 theo Thông tư 27
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
Mới nhất trong tuần
-
Danh mục và Biểu mẫu chứng từ kế toán
10.000+ -
Mẫu C41-BB: Phiếu chi
10.000+ -
Mẫu số 06/GTGT: Đăng ký áp dụng phương pháp tính thuế GTGT
50.000+ -
Bảng chấm công nhân viên
10.000+ -
Mẫu C2-10/NS: Phiếu điều chỉnh số liệu ngân sách
10.000+ -
Mẫu bảng tổng hợp khối lượng, giá trị quyết toán công trình
10.000+ -
Mẫu C40-BB: Phiếu thu
10.000+ -
Bản thuyết minh báo cáo tài chính
10.000+ -
Mẫu đăng ký giảm trừ gia cảnh
100.000+ -
Mẫu giấy ủy quyền quyết toán Thuế TNCN 2022
10.000+