Văn mẫu lớp 7: Viết đoạn văn trình bày quan điểm về việc học sinh sử dụng mạng xã hội 3 đoạn văn mẫu lớp 7
Với sự phát triển của khoa học công nghệ, nhiều trang mạng xã hội ra đời thu hút nhiều người sử dụng, đặc biệt là đối tượng học sinh. Chính vì vậy, Eballsviet.com sẽ cung cấp Bài văn mẫu lớp 7: Viết đoạn văn trình bày quan điểm về việc học sinh sử dụng mạng xã hội.
Tài liệu bao gồm 3 đoạn văn mẫu lớp 7, giúp cho các bạn học sinh sẽ có thêm tài liệu để hoàn thiện bài viết của mình. Mời tham khảo nội dung chi tiết được chúng tôi đăng tải dưới đây.
Đề bài: Viết đoạn văn trình bày quan điểm về việc học sinh sử dụng mạng xã hội. Trong đoạn văn có sử dụng cụm chủ vị để mở rộng câu.
Viết đoạn văn trình bày quan điểm về việc học sinh sử dụng mạng xã hội
Quan điểm về việc học sinh sử dụng mạng xã hội - Mẫu 1
Sự phát triển của khoa học đã đem lại nhiều điều tiện ích cho con người, đặc biệt đối với giới trẻ. Việc sử dụng các mạng xã hội đang ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Bên cạnh những mặt tích cực thì nó cũng để lại những hậu quả không tốt. Nhiều bạn học sinh quá lạm dụng mạng xã hội trong cuộc sống hàng ngày, để rồi rơi vào tình trạng “sống ảo”. Bất kể một vấn đề xảy ra trong cuộc sống, thậm chí là việc ăn uống hàng ngày cũng phải đăng lên mạng xã hội. Những thông tin được chúng ta chia sẻ trên mạng xã hội thường không có tính bảo mật. Điều đó dẫn đến việc rò rỉ thông tin cá nhân, ảnh hưởng đến cuộc sống của bản thân và cả gia đình. Đặc biệt, khi rơi vào tình trạng “nghiện mạng xã hội” sẽ khiến cho học sinh chểnh mảng trong học tập, dẫn đến kết quả học tập sa sút. Như vậy, mỗi học sinh cần phải ý thức sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả mà phù hợp.
Câu dùng cụm C - V mở rộng câu: Những thông tin được chúng ta chia sẻ trên mạng xã hội thường không có tính bảo mật.
Quan điểm về việc học sinh sử dụng mạng xã hội - Mẫu 2
Với sự phát triển của khoa học công nghệ, con người đã phát minh ra ra nhiều vật dụng hữu ích phục vụ đời sống của con người. Với một chiếc điện thoại thông minh, hay một chiếc máy tính có kết nối mạng là chúng ta đã có thể dễ dàng sử dụng mạng xã hội. Đối tượng sử dụng mạng xã hội nhiều nhất có lẽ phải nhắc đến học sinh. Bên cạnh những mặt tích cực như hỗ trợ công việc học tập, giúp giải trí sau giờ học căng thẳng. Mạng xã hội cũng để lại những hậu quả tiêu cực. Nhiều học sinh sử dụng mạng xã hội một cách lạm dụng để tán gẫu, chơi game, lướt web, chép tài liệu trên mạng... Đôi khi, trên các mạng xã hội có còn những nguồn thông tin không lành mạnh về cách hành vi bạo lực, các web đen, các loại văn hóa phẩm đồi trụy, phát tán cho nhau, tham gia hành vi bạo lực mạng, bình luận mà không nắm rõ nguồn thông tin gây nhiều hậu quả không tốt. Các trang mạng xã hội thường không có tính bảo mật cao, nên việc chia sẻ lên đó các thông tin cá nhân quan trọng có thể dẫn đến tình trạng bị đánh cắp. Chính vì vậy, mỗi học sinh cần tỉnh táo khi sử dụng mạng xã hội.
Câu dùng cụm C - V mở rộng câu: Với một chiếc điện thoại thông minh, hay một chiếc máy tính có kết nối mạng là chúng ta đã có thể dễ dàng sử dụng mạng xã hội.
Quan điểm về việc học sinh sử dụng mạng xã hội - Mẫu 3
Thời đại công nghệ với sự ra đời của nhiều mạng xã hội đã phục vụ cho nhu cầu giải trí của con người. Các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram, Youtube... được rất nhiều người sử dụng, đặc biệt là đối tượng học sinh. Bên cạnh những tiện ích mà nó mang lại, thì các trang mạng xã hội này cũng đem đến nhiều tác hại. Nhiều học sinh chìm đắm trong thế giới của mạng xã hội, dẫn đến tình trạng “nghiện mạng xã hội”. Mạng xã hội khiến chúng ta dần rời xa cuộc sống thực tế. Đôi khi trên các trang mạng xã hội còn những nguồn thông tin không lành mạnh về cách hành vi bạo lực, các web đen, các loại văn hóa phẩm đồi trụy… ảnh hưởng không tốt đến nhân cách, đạo đức của học sinh. Chính vì vậy, gia đình và nhà trường cần phải có biện pháp quản lí trong việc sử dụng mạng xã hội của học sinh. Bản thân mỗi học sinh cũng cần tỉnh táo trong việc sử dụng các trang mạng xã hội.
Câu dùng cụm C - V mở rộng câu: Mạng xã hội khiến chúng ta dần rời xa cuộc sống thực tế.
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Giáo án Tiếng Việt 4 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
-
Bộ đề thi học kì 1 môn Toán, Tiếng Việt lớp 4 theo Thông tư 27
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Mới nhất trong tuần
-
Dàn ý giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng (4 mẫu)
5.000+ -
Giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng (23 mẫu)
100.000+ -
Cảm nghĩ về tình bạn (35 mẫu)
100.000+ 3 -
Giải thích câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non (Dàn ý + 18 mẫu)
100.000+ -
Cảm nghĩ về người thầy, cô giáo kính yêu
100.000+ 6 -
Nghị luận về phương pháp đọc sách đúng đắn (Dàn ý + 11 mẫu)
10.000+ 1 -
Chứng minh câu Đoàn kết là sức mạnh vô địch (11 mẫu)
50.000+ 1 -
Viết đoạn văn ngắn về tình mẫu tử (25 mẫu)
100.000+ 1 -
Giải thích câu nói Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới
100.000+ 1 -
Giải thích câu nói Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người (2 Dàn ý + 18 mẫu)
100.000+ 4