Vì sao nấm không thuộc về thế giới thực vật hay động vật Khoa học tự nhiên 6 Bài 18 Cánh diều
Vì sao nấm không thuộc về thế giới thực vật hay động vật là một trong những câu hỏi trọng tâm nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 6 bài 18 sách Cánh diều.
Vì sao nấm không thuộc về thế giới thực vật hay động vật bao gồm 2 gợi ý trả lời hay nhất. Qua đó giúp các bạn học sinh lớp 6 có thêm nhiều gợi ý tham khảo, trau dồi kiến thức để biết học tốt môn Khoa học tự nhiên. Đồng thời nhanh chóng trả lời được câu hỏi sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 6 Bài 18. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Gợi ý 1
Nấm không được xếp vào giới thực vật vì những lý do sau
– Các loài nấm đều có những đặc điểm riêng, khác hẳn với các loài thực vật.
– Nấm có cơ thể chỉ là những sợi nấm và các dạng biến đổi của hệ sợi nấm. Nấm chưa có các cơ quan dinh dưỡng riêng biệt (như rễ, thân, lá ở thực vật). Sợi nấm chỉ có thể dài ra ở phần ngọn (khác với cây tre, cây mía vừa dài ra ở phần ngọn, vừa dài ra ở từng đốt).
– Nấm thuộc nhóm sinh vật có nhân thực giống như thực vật nhưng thành tế bào của nấm không phải làm bằng chất xenluloza như ở thực vật. Chất dự trữ trong tế bào nấm không phải là tinh bột như trong tế bào thực vật mà lại là glycogen (như chất dự trữ ở gan người).
– Dễ thấy nhất là nấm không có màu xanh, không có chất diệp lục như ở cây xanh. Cũng chính vì vậy mà nấm không có khả năng quang hợp như thực vật. Nấm không tự chế tạo ra được các chất hữu cơ từ chất vô cơ mà phải “ăn” các chất hữu cơ có sẵn (chúng hút chất dinh dưỡng từ những sinh vật hay thực vật khác)
Ví dụ: Một số loài nấm giết cả động vật; một số khác săn mồi bằng thòng lọng, chúng dùng sợi nấm thắt vòng để bẫy sâu bọ…
Gợi ý 2
Nấm không thuộc về thế giới thực vật hay động vật vì: nấm không có chất diệp lục, nấm cũng chưa có các cơ quan dinh dưỡng riêng biệt (như rễ, thân, lá ở thực vật). Sợi nấm chỉ có thể dài ra ở phần ngọn (khác với cây tre, cây mía vừa dài ra ở phần ngọn, vừa dài ra ở từng đốt).
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Giáo án Tiếng Việt 4 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
-
Bộ đề thi học kì 1 môn Toán, Tiếng Việt lớp 4 theo Thông tư 27
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Mới nhất trong tuần
-
KHTN Lớp 6 Bài 27: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc
10.000+ 2 -
KHTN Lớp 6 Bài 7: Oxygen và không khí
5.000+ -
KHTN Lớp 6 Bài 19: Đa dạng thực vật
10.000+ -
KHTN Lớp 6 Bài 20: Vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên
10.000+ -
KHTN Lớp 6 Bài 12: Tế bào - đơn vị cơ sở của sự sống
10.000+ -
KHTN Lớp 6: Bài tập Chủ đề 1 và 2
10.000+ -
KHTN Lớp 6 Bài 4: Đo nhiệt độ
1.000+ -
KHTN Lớp 6 Bài 1: Giới thiệu về Khoa học tự nhiên
10.000+ -
KHTN Lớp 6 Bài 34: Các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng
1.000+ -
KHTN Lớp 6 Bài 33: Hiện tượng mọc và lặn của Mặt Trời
5.000+