Truyền thuyết là gì? Khái niệm, đặc trưng của truyền thuyết
Hôm nay, Eballsviet.com sẽ cung cấp tài liệu học tập vô cùng hữu ích về truyền thuyết - một thể loại văn học dân gian.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học sinh hiểu rõ hơn về truyền thuyết, mời tham khảo ngay dưới đây.
Truyền thuyết là gì?
1. Khái niệm
Tác phẩm tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật lịch sử phần lớn theo xu hướng lí tưởng hóa, qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân đối với người có công với đất nước, dân tộc hoặc cộng đồng cư dân của một vùng.
Ví dụ: Truyện An Dương Vương, Mị Châu - Trọng Thủy; Con Rồng cháu Tiên, Thánh Gióng, Bánh chưng bánh giầy…
2. Đặc trưng
- Kể về nhân vật lịch sử và sự kiện có liên hệ với lịch sử.
- Sử dụng các yếu tố hư ảo, hoang đường.
- Nhân vật được xây dựng có sự kết hợp giữa những nét đời thường, thế tục với những nét phi thường, kỳ ảo.
- Thể hiện thái độ, đánh giá nhân dân về nhân vật, các sự kiện lịch sử có thật.
3. Phân kì truyền thuyết
- Họ Hồng Bàng và thời kỳ Văn Lang: Mang tính chất sử thi, phản ánh không khí anh hùng ca thời Hùng Vương dựng nước và trình độ khá văn minh của người Văn Lang. Ví dụ như: Con Rồng cháu Tiên, Sơn Tinh Thủy Tinh, Thánh Gióng…
- Thời kỳ Âu Lạc và Bắc thuộc: Nước Âu Lạc của An Dương Vương tồn tại khoảng 50 năm (257 TCN - 208 TCN). Thời kỳ Bắc thuộc hơn 10 thế kỷ (207 TCN - 938) là thời kỳ bị xâm lược và chiến đấu giành độc lập của dân tộc Việt Nam. Ví dụ như Truyện An Dương Vương, Mị Châu - Trọng Thủy…
- Thời kỳ phong kiến tự chủ: Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, giai cấp phong kiến Việt Nam xây dựng một quốc gia thống nhất, củng cố nền độc lập dân tộc. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX là sự suy sụp của các triều đại phong kiến. Ví dụ như Sự tích hồ Gươm, Sự tích núi Ngũ Hành…
4. Ý nghĩa của truyền thuyết
- Về lịch sử: Cơ sở cho các nhà sử học tham khảo về các giai đoạn lịch sử dân tộc.
- Về xã hội: Giáo dục lòng yêu nước, tinh thần dân tộc.
- Về nghệ thuật: Nguồn cảm hứng cho nhà văn, nhà thơ sáng tác.
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Giáo án Tiếng Việt 4 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
-
Bộ đề thi học kì 1 môn Toán, Tiếng Việt lớp 4 theo Thông tư 27
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Mới nhất trong tuần
-
Bài tập cuối tuần lớp 5 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 35
-
Bài tập cuối tuần lớp 5 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 34
-
Bài tập cuối tuần lớp 5 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 33
-
Công nghệ lớp 3 Bài 8: Làm biển báo giao thông
100+ -
Công nghệ 8 Bài 13: Mạch điện điều khiển và mô đun cảm biến
1.000+ -
Viết: Luyện tập thuật lại một sự việc được chứng kiến hoặc tham gia - Tiếng Việt 4 Cánh diều
1.000+ -
Viết thư thăm hỏi khi nghe tin quê bạn bị bão lũ
100.000+ 11 -
Viết thư thăm hỏi người thân bị ốm
100.000+ -
Tưởng tượng em tham gia đoàn thám hiểm của Ma-gien-lăng và vừa trở về đất liền, có nhiều người ra đón em
5.000+ -
Giáo án mầm non: Bài thơ Thăm nhà bà