Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên sóng thần Những bài văn mẫu lớp 8
Eballsviet.com sẽ cung cấp tài liệu Bài văn mẫu lớp 8: Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên sóng thần.

Các bạn học sinh lớp 8 có thể tham khảo tài liệu bao gồm dàn ý và bài văn mẫu, để biết cách thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên. Nội dung được đăng tải ngay sau đây.
Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên sóng thần
Dàn ý thuyết minh giải thích hiện tượng sóng thần
1. Mở bài
- Nêu tên hiện tượng tự nhiên: sóng thần.
- Giới thiệu khái quát về hiện tượng sóng thần.
2. Thân bài
- Sóng thần là gì?
- Nguyên nhân, cơ chế hình thành sóng thần?
- Lợi ích hoặc tác hại của sóng thần?
- Liên hệ mở rộng về các vấn đề liên quan.
3. Kết bài
Trình bày sự việc cuối/kết quả của sóng thần hoặc tóm tắt nội dung đã giải thích.
Thuyết minh giải thích hiện tượng sóng thần - Mẫu 1
Những hiện tượng tự nhiên xảy ra trên Trái Đất khá nhiều. Một trong số đó có thể kể đến hiện tượng sóng thần.
Sóng thần là chuỗi sóng biển chu kì dài (từ vài phút tới hàng giờ), lan truyền với vận tốc lớn. Độ sâu của đáy biển ảnh hưởng đến vận tốc lan truyền sóng thần, tối đa có thể đạt từ 720 km/giờ trở lên.
Về cơ chế hình thành, sóng thần được hình thành dựa trên sự thay đổi của một mảng kiến tạo. Điều này sẽ gây ra động đất và làm dịch chuyển nước biển. Những con sóng sẽ được hình thành, di chuyển ra mọi hướng trên biển, có một số con sóng di chuyển nhanh. Khi chúng vào vùng nước nóng, bị nén lại và trở nên cao hơn. Chiều cao của chúng sẽ tăng cùng với cường độ, tạo nên sóng thần. Nguyên nhân chủ yếu xuất hiện sóng thần thường do động đất, núi lửa phun trào, lở đất và các vụ nổ dưới đáy biển (kể cả các vụ thứ hạt nhân dưới nước),…
Sóng thần nguy hiểm, gây ra nhiều hậu quả cho của cải, tính mạng của con người. Sóng thần có thể nhấn chìm cơ sở vật chất, hạ tầng giao thông. Sóng thần khiến cho hàng triệu người thiệt mạng, mất đi người thân. Hoạt động sản xuất bị ngưng trệ, mùa màng bị phá hủy nghiêm trọng, các loài vật cũng bị ảnh hưởng,...
Trận sóng thần lớn nhất trong lịch sử loài người xảy ra vào ngày 27/8/1883, tại In-đô-nê-xi-a khiến 36000 người thiệt mạng trên bờ biển Gia-va (Java) và Su-ma-tra. Ngoài ra, sóng thần còn xuất hiện khá nhiều ở Nhật Bản, In-đô-nê-xi-a, Chi-lê, Phi-líp-pin,...
Sóng thần là một hiện tượng tự nhiên mang tính tiêu cực, gây ra nhiều ảnh hưởng đến Trái Đất, cũng như cuộc sống của con người. Chúng ta cần có những biện pháp phòng và khắc phục sóng thần.
Thuyết minh giải thích hiện tượng sóng thần - Mẫu 2
Các hiện tượng tự nhiên mang tính tiêu cực đang xảy ra ngày càng nhiều. Một trong số đó khiến mà con người vô cùng quan tâm là sóng thần.
Về định nghĩa, sóng thần là chuỗi sóng biển chu kì dài (từ vài phút tới hàng giờ), lan truyền với vận tốc lớn. Tùy theo độ sâu của đáy biển, vận tốc lan truyền sóng thần có thể đạt từ 720 km/giờ trở lên. Khi đánh vào bờ, sóng thần có sức phá hoại rất lớn.
Tiếp theo, cơ chế hình thành sóng thần đến từ sự thay đổi của một mảng kiến tạo, gây ra động đất và làm dịch chuyển nước biển. Những con sóng sẽ được tạo ra, di chuyển ra mọi hướng trên biển, có một số con sóng di chuyển nhanh. Khi chúng vào vùng nước nóng, bị nén lại và trở nên cao hơn. Chiều cao của chúng sẽ tăng cùng với cường độ, tạo nên sóng thần. Nguyên nhân chủ yếu xuất hiện sóng thần thường do động đất, núi lửa phun trào, lở đất và các vụ nổ dưới đáy biển (kể cả các vụ thứ hạt nhân dưới nước),…
Sóng thần vô cùng nguy hiểm, nên cần xác định được dấu hiệu nhận biết. Đầu tiên, nước biển chậm chạp cuộn lên với những con sóng không đổ. Thứ hai, mặt biển bỗng nhiên dao động nhiều hơn bình thường, có nhiều bọt biển nổi lên, nước rút xuống nhanh và bất ngờ trong khoảng thời gian không phải thuỷ triều. Thứ ba, bạn có thể cảm nhận được trong đợt sóng nóng bất thường hay nghe thấy những âm thanh lạ,... Khi thấy các dấu hiệu trên, bạn cần nhanh chóng báo cáo với cơ quan chức năng để kịp thời có phương pháp ứng phó.
Thảm họa sóng thần lớn nhất trong lịch sử loài người xảy ra vào ngày 27/8/1883, tại In-đô-nê-xi-a khiến 36000 người thiệt mạng trên bờ biển Gia-va (Java) và Su-ma-tra. Ngày 15/6/1896, sóng thần cao 23m làm hơn 26000 người thiệt mạng trong một lễ hội tôn giáo ở Nhật Bản. Ngày 22/5/1960, sóng thần cao 11m làm hơn 1000 người thiệt mạng tại Chi-lê (Chile)...
Có thể thấy, sóng thần là một hiện tượng tự nhiên mang tính tiêu cực, gây ra nhiều ảnh hưởng đến Trái Đất, cũng như cuộc sống của con người.
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 30
-
Báo cáo kết quả Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
-
Bộ đề ôn tập cuối năm Toán lớp 3 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 29
-
Văn mẫu lớp 12: Phân tích màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt (3 Dàn ý + 11 mẫu)
-
Tập làm văn lớp 5: Tả cảnh buổi sáng trên quê hương em
-
Điều lệ trường Trung học cơ sở, phổ thông
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 27
-
Công thức tính độ tự cảm của cuộn dây
Mới nhất trong tuần
-
Đoạn văn về lợi ích của việc đọc sách (19 mẫu)
100.000+ 2 -
Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên sóng thần
100+ -
Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao
10.000+ -
Văn mẫu lớp 8 (3 bộ sách mới)
50.000+ -
Phân tích truyện Cô bé bán diêm (Dàn ý + 10 mẫu)
100.000+ -
Thuyết minh về trò chơi dân gian ô ăn quan (Dàn ý + 12 mẫu)
100.000+ -
Phân tích tác phẩm Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục (Dàn ý + 6 mẫu)
10.000+ -
Văn mẫu lớp 8: Cảm nhận về hình ảnh ngọn lửa diêm trong truyện Cô bé bán diêm
10.000+ -
Văn mẫu lớp 8: Viết đoạn văn về trang phục và văn hóa (4 mẫu)
10.000+ -
Dàn ý thuyết minh về trò chơi dân gian (9 mẫu)
10.000+