Thông tư 192/2016/TT-BTC Quy định mức thu, nộp và sử dụng phí thẩm định phê duyệt đánh giá an ninh cảng biển
Thông tư 192/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định, phê duyệt đánh giá an ninh cảng biển, kế hoạch an ninh cảng biển cho các cảng biển, bến cảng hoặc cầu cảng (sau đây gọi chung là cảng biển) tiếp nhận tàu biển hoạt động trên tuyến quốc tế; cấp lý lịch liên tục của tàu biển. Theo đó, giữ nguyên hầu hết các phí như đã quy định như sau:
- Phí thẩm định, phê duyệt đánh giá An ninh cảng biển:
- Lần đầu hoặc định kỳ 5 năm: 15.000.000 đồng/lần;
- Bổ sung: 3.000.000 đồng/lần.
- Phí thẩm định, phê duyệt kế hoạch An ninh cảng biển:
- Cấp giấy chứng nhận phù hợp của cảng biển lần đầu hoặc định kỳ 5 năm: 20.000.000 đồng/lần;
- Thẩm định, xác nhận hàng năm hoặc bổ sung, cấp lại giấy chứng nhận phù hợp của cảng biển: 4.000.000 đồng/lần.
- Phí thẩm định cấp lý lịch liên tục của tàu biển:
- Lần đầu: 1.500.000 đồng/lần;
- Bổ sung hoặc cấp lại: 300.000 đồng/lần.
Người nộp phí phải nộp phí khi nộp hồ sơ đề nghị tổ chức thu phí thực hiện các công việc quy định thu phí theo Thông tư này.
Quản lý và sử dụng phí thẩm định đánh giá an ninh cảng biển
1. Tổ chức thu phí được để lại 90% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho việc thẩm định, phê duyệt, thu phí và nộp 10% vào ngân sách nhà nước; trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
- Số tiền phí được để lại được quản lý và sử dụng theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí.
- Cục Hàng hải Việt Nam trích 10% trên số tiền được để lại, chuyển cho Trung tâm Thông tin an ninh hàng hải. Trung tâm Thông tin an ninh hàng hải quản lý và sử dụng số tiền này theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí.
2. Trường hợp tổ chức thu phí là cơ quan nhà nước không thuộc diện được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí thì phải nộp 100% tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước. Nguồn chi phí trang trải cho hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Thông tư 192/2016/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/01/2017.
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Giáo án Tiếng Việt 4 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
-
Bộ đề thi học kì 1 môn Toán, Tiếng Việt lớp 4 theo Thông tư 27
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Mới nhất trong tuần
-
Điều lệ trường Trung học cơ sở, phổ thông
10.000+ -
Thông tư 30/2018/TT-BYT
10.000+ -
Nghị định 113/2018/NĐ-CP
10.000+ -
Thông tư 45/2013/TT-BTC
10.000+ -
Bộ câu hỏi thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng
10.000+ -
Luật Xử lý vi phạm hành chính 2020
10.000+ -
Thông tư 111/2013/TT-BTC
10.000+ -
Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT
10.000+ -
Thông tư 20/2017/TT-BGDĐT
10.000+ -
Quyết định 34/2020/QĐ-TTg
10.000+