Hình ảnh chị bán hàng cùng gánh cơm hến và bếp lửa gợi cho em suy nghĩ gì về ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa? Soạn bài Chuyện cơm hến KNTT
Hình ảnh chị bán hàng cùng gánh cơm hến và bếp lửa gợi cho em suy nghĩ gì về ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa? là Câu hỏi 5 trang 116 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1. Các lời giải dưới đây giúp các em học sinh củng cố phần Soạn bài Chuyện cơm hến thuộc sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Mời các bạn học sinh tham khảo để có thêm tư liệu chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
Đề bài: Hình ảnh chị bán hàng cùng gánh cơm hến và bếp lửa gợi cho em suy nghĩ gì về ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa của cư dân bản địa?
Hình ảnh chị bán hàng cùng gánh cơm hến và bếp lửa gợi cho em suy nghĩ gì về ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa?
Suy nghĩ gì về ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa - Mẫu 1
- Hình ảnh chị bán hàng cùng gánh cơm hến và bếp lửa: Nghèo nhưng không lam lũ, khổ sở mà vẫn có cái tươm tất, tề chỉnh của một người dù là dân lao động nhưng vẫn giữ cốt cách nền nã của người cố đô.
- Ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa của cư dân bản địa: Có ý thức, trách nhiệm cao trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa.
Suy nghĩ gì về ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa - Mẫu 2
- Hình ảnh chị bán hàng cùng gánh cơm hến: Hình ảnh quen thuộc trên những con phố, gợi sự ghèo khó nhưng không lam lũ, khổ sở mà vẫn có cái tươm tất, chỉnh tề. Dù họ là lao động nhưng vẫn giữ cốt cách nền nã của người cố đô. Gánh cơm hến gợi sự mộc mạc, đơn giản nhưng rất đẹp đẽ, trở thành một nét đẹp đặc trưng của mảnh đất này.
- Hình ảnh bếp lửa:
- Vừa tả thực, vừa mang tính tượng trưng. Hình ảnh kết thúc tác phẩm, gợi ra những hàm nghĩa sâu sắc: “một bếp lửa chắt chiu, ấp ủ đi trong mưa suốt mùa đông, bền bỉ theo bước chân người”.
- Tượng trưng cho ý thức gìn giữ nét văn hóa cổ truyền của người dân nơi đây.
- Ngọn lửa mà tác giả gọi là vị thứ 15 của món cơm hến. Nó giữ cho nước dùng hến được nóng, không có nó không thành món cơm hến đúng vị. Đó là “vị” của tình cảm con người với nghề, của ý thức nỗ lực giữ gìn chất Huế, là “vị” của tâm hồn, là “vị” của niềm tin vào những điều không dễ mất trong cuộc sống
- Ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa của cư dân bản địa: Họ là những có người có tình yêu cũng như ý thức, trách nhiệm cao trong công việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Bộ đề thi học kì 1 môn Toán, Tiếng Việt lớp 4 theo Thông tư 27
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 30
Mới nhất trong tuần
-
Soạn bài Giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động - Kết nối tri thức 7
10.000+ -
Soạn bài Con hổ có nghĩa - Kết nối tri thức 7
10.000+ 2 -
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 90 - Kết nối tri thức 7
5.000+ -
Nêu những thông tin chính về lễ rửa làng của người Lô Lô
1.000+ -
Soạn bài Bản tin về hoa anh đào - Kết nối tri thức 7
10.000+ -
Soạn bài Một số câu tục ngữ Việt Nam - Kết nối tri thức 7
10.000+ 2 -
Soạn bài Lễ rửa làng của người Lô Lô - Kết nối tri thức 7
10.000+ -
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 83 - Kết nối tri thức 7
10.000+ 1 -
Soạn bài Thủy tiên tháng Một - Kết nối tri thức 7
10.000+ 1 -
Ý nghĩa nhan đề Thủy tiên tháng Một (4 mẫu)
1.000+