Viết: Luyện tập lập dàn ý cho bài văn tả phong cảnh - Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức tập 2 Bài 23
Viết: Luyện tập lập dàn ý cho bài văn tả phong cảnh giúp các em học sinh lớp 5 nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 5 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 116. Qua đó, giúp các em biết cách xây dựng dàn ý tả cảnh đầy đủ ý quan trọng.
Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Luyện tập lập dàn ý cho bài văn tả phong cảnh của Bài 23 Chủ đề Tiếp bước cha ông theo chương trình mới cho học sinh của mình. Mời thầy cô và các em theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com để chuẩn bị thật tốt cho tiết học.
Luyện tập lập dàn ý cho bài văn tả phong cảnh Kết nối tri thức
Soạn Tiếng Việt 5 tập 2 Kết nối tri thức trang 116
Đề bài: Viết bài văn tả một cảnh đẹp thiên nhiên nơi em ở.
Câu 1
Chuẩn bị.
– Lựa chọn cảnh đẹp thiên nhiên (cảnh đẹp gần nhà em hoặc cảnh đẹp ở địa phương em).
– Xác định trình tự miêu tả (theo không gian, thời gian hoặc kết hợp cả hai cách).
Lưu ý: Cảnh đẹp thiên nhiên nơi em ở là cảnh thiên nhiên mà em đã được ngắm nhìn mỗi ngày, qua mỗi mùa, mỗi tháng năm. Em có thể tả sự thay đổi của cảnh thiên nhiên đó theo trình tự thời gian, gắn với những kỉ niệm của bản thân.
– Quan sát trực tiếp cảnh đẹp thiên nhiên em muốn tả hoặc nhớ lại cảnh đẹp thiên nhiên đã quan sát, ghi chép kết quả quan sát.
Trả lời:
– Em lựa chọn cảnh đẹp thiên nhiên ở địa phương em, xác định trình tự miêu tả và ghi chép lại một số thông tin về cảnh đẹp em nhớ hoặc quan sát trực tiếp được.
Câu 2
Lập dàn ý.
G:
Trả lời:
Mở bài: Quê hương em rất đẹp, nhất là vào những buổi bình minh ngày hè. Và em thấy, công viên của quê em là đẹp nhất. Em thích ra hồ vào buổi sáng ngắm nhìn mặt trời mọc, đắm chìm trong vẻ đẹp của công viên, của hồ nước.
Thân bài:
Công viên quê hương em là một tổng thể thiên nhiên hài hoà, có một cái hồ rộng trong xanh ở giữa, có những con đường, vườn cây và dải đất bao quanh.
a. Tả hồ:
+ Em thường theo mẹ ra hồ từ sớm để tập thể dục và để được ngắm nhìn cảnh hồ buổi sớm bình minh trong lành. Khi mặt trời vén bức màn mây và những cô cậu bé năng tinh nghịch xuống đánh thức vạn vật, lớp sương mỏng phủ trên mặt hồ dần tan, để nhường chỗ cho nắng mới vàng tươi ấm áp khắp không gian.
+ Mặt hồ phẳng lặng, bình yên tựa hồ một tấm gương soi khổng lồ bừng sáng hẳn lên bởi ánh bình minh.
+ Thỉnh thoảng có những làn gió mát thổi qua hồ làm cho mặt nước khẽ gợn sóng, từng con sóng nhỏ lăn tăn như đang vui đùa với những bé nắng khiến mặt hồ lung linh, rực rỡ hơn hẳn.
b. Khu vực bao quanh hồ:
+ Em và mẹ đi bộ trên con đường nhỏ lát gạch sạch sẽ bao quanh hồ.
+ Người ta tỉ mỉ lát từng viên gạch trên con đường nhỏ tạo cảm giác như đang đi trên một con đường thôn quê mộc mạc.
+ Nắng vàng trải xuống con đường nhỏ khiến cho cảnh vật trông tràn đầy sức sống.
+ Những hạt sương nhỏ tí xíu, long lanh như hạt ngọc điểm tô cho vẻ đẹp của từng cánh hoa, lá cỏ sát hồ khiến chúng trở nên lung linh hơn dưới ánh nắng mai
+ Chim chóc nhảy nhót, bay lượn, chuyền từ cành cây này sang cành cây khác khiến cho công viên vào buổi sáng thêm vui tươi, nhộn nhịp hơn hẳn.
+ Trên con đường nhỏ, người dân đi bộ, tập thể dục tưng bừng, rộn rã.
Kết bài: Nếu ai hỏi quê hương em có cảnh gì đẹp, em sẽ rất tự hào giới thiệu với họ công viên quê hương, đặc biệt là vào buổi sáng. Em rất yêu và muốn ngắm nhìn bức tranh ấy mỗi buổi sớm mai.
>> Tham khảo: Lập dàn ý tả cảnh đẹp ở địa phương em
Câu 3
Góp ý và chỉnh sửa dàn ý.
G:
– Chọn cảnh đẹp thiên nhiên theo đúng yêu cầu của đề bài.
– Các chi tiết miêu tả thể hiện được vẻ đẹp riêng của cảnh đẹp thiên nhiên nơi em ở.
– Nêu được suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc đối với cảnh đẹp thiên nhiên được tả.
–
Trả lời:
Em góp ý và chỉnh sửa dàn ý theo các nội dung gợi ý trong sách giáo khoa.
Vận dụng
Trao đổi với người thân để có thêm thông tin về đặc điểm của cảnh đẹp thiên nhiên nơi gia đình em sinh sống.
Trả lời:
Dựa vào nội dung cần có của các phần mở bài, thân bài (tả bao quát toàn cảnh, tả chi tiết cảnh đẹp thiên nhiên), kết bài, em tự liệt kê, kể về cảnh đẹp thiên nhiên nơi gia đình em sống.
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 30
-
Báo cáo kết quả Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
-
Bộ đề ôn tập cuối năm Toán lớp 3 năm 2023 - 2024
Mới nhất trong tuần
-
Đọc mở rộng trang 129
100+ -
Viết: Luyện viết bài văn tả người - Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
100+ -
Đọc: Những con hạc giấy - Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
100+ -
Viết: Luyện tập lập dàn ý cho bài văn tả người - Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
100+ -
Luyện từ và câu: Cách viết tên người và tên địa lí nước ngoài - Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
100+ -
Đọc: Bài ca trái đất - Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
100+ -
Nói và nghe: Di tích lịch sử - Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
100+ -
Viết: Luyện viết bài văn tả phong cảnh - Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
100+ -
Đọc: Việt Nam quê hương ta - Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
100+ -
Viết: Luyện tập lập dàn ý cho bài văn tả phong cảnh - Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
100+