Lịch sử lớp 5 Bài 19: Nước nhà bị chia cắt Giải bài tập Lịch sử 5 trang 41
Giải Lịch sử 5 Bài 19: Nước nhà bị chia cắt giúp các em học sinh lớp 5 tổng hợp toàn bộ lý thuyết quan trọng, cùng cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Lịch sử - Địa lí 5 trang 42, 43.
Qua đó, giúp các em ôn tập hiệu quả, để rèn luyện kỹ năng giải Lịch sử lớp 5 thật thành thạo. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 19 cho học sinh của mình. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Giải bài tập Lịch sử 5 Bài 19: Nước nhà bị chia cắt
Trả lời câu hỏi Lịch sử 5 Bài 19 trang 42
❓Nêu dẫn chứng về việc đế quốc Mĩ phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ?
Trả lời:
Dẫn chứng về việc đế quốc Mĩ phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ là:
- Từ chối Hiệp thương Tổng tuyển cử
- Dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, viện trợ về kinh tế, quân sự cho chính quyền Diệm
=> Vì sự phá hoại đó của Mỹ- Diệm khiến nước ta tạm thời bị chia cắt làm 2 miền với chế độ chính trị, xã hội.
Giải bài tập SGK Lịch sử 5 trang 43
Câu 1
Nêu tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ.
Trả lời:
1. Âm mưu của Mĩ
Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ, sông Bến Hải (thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) là giới tuyến phân chia tạm thời hai miền Nam - Bắc. Quân Pháp sẽ rút khỏi miền Bắc, chuyển vào miền Nam. Đến tháng 7 - 1956, nhân dân hai miền Nam - Bắc sẽ tiến hành tổng tuyển cử, thống nhất đất nước.
Mĩ tìm mọi cách phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ. Trong thời gian Pháp rút quân, Mĩ dần dần thay chân Pháp xâm lược miền Nam, đưa Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống, lập ra chính quyền tay sai.
2. Chính quyền tay sai tại Việt Nam
Đế quốc Mĩ và chính quyền Ngô Đình Diệm ra sức chống phá các lực lượng cách mạng, khủng bố dã man những người đòi hiệp thương tổng tuyển cử, thống nhất đất nước. Chính quyền Ngô Đình Diệm thực hiện chính sách “tố cộng”, “diệt cộng”. Với khẩu hiệu “giết nhầm còn hơn bỏ sót”, chúng thẳng tay giết hại các chiến sĩ cách mạng và những người dân vô tội.
Chính quyền Ngô Đình Diệm đã gây ra hàng loạt vụ thảm sát ở Chợ Được, Vĩnh Trinh (Quảng Nam), Hướng Điền (Quảng Trị),... Đặc biệt, ngày 1 - 12 - 1958, chúng bỏ thuốc độc vào nước uống, cơm ăn, đầu độc 6000 người ở nhà tù Phú Lợi (nay thuộc tỉnh Bình Dương), làm hơn 1000 người bị chết.
Hoặc trả lời ngắn gọn:
- Miền Bắc: được giải phóng, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Miền Nam: Mĩ thay Pháp xâm lược miền Nam, lập chính quyền Ngô Đình Diệm, ra sức chống phá cách mạng.
Câu 2
Hãy nêu tội ác của đế quốc Mĩ và chính quyền tay sai đối với đồng bào miền Nam.
Trả lời:
Đế quốc Mĩ và chính quyền Ngô Đình Diệm ra sức chống phá các lực lượng cách mạng, khủng bố dã man những người đòi hiệp thương tổng tuyển cử, thống nhất đất nước. Chính quyền Ngô Đình Diệm thực hiện chính sách “tố cộng”, “diệt cộng”. Với khẩu hiệu “giết nhầm còn hơn bỏ sót”, chúng thẳng tay giết hại các chiến sĩ cách mạng và những người dân vô tội.
Chính quyền Ngô Đình Diệm đã gây ra hàng loạt vụ thảm sát ở Chợ Được, Vĩnh Trinh (Quảng Nam), Hướng Điền (Quảng Trị),... Đặc biệt, ngày 1 - 12 - 1958, chúng bỏ thuốc độc vào nước uống, cơm ăn, đầu độc 6000 người ở nhà tù Phú Lợi (nay thuộc tỉnh Bình Dương), làm hơn 1000 người bị chết.
Lý thuyết bài Nước nhà bị chia cắt
Hiệp định Giơ-ne-vơ
- Sau khi Pháp thất bại nặng nề ở Điện Biên Phủ, chúng buộc phải kí hiệp định Giơ-ne-vơ với nước ta.
- Ngày 21/7/1954, hiệp định được kí kết.
- Nội dung hiệp định:
- Chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam và Đông Dương.
- Sông Bến Hải (vĩ tuyến 17) là giới tuyến phân chia tạm thời hai miền Nam – Bắc.
- Quân Pháp sẽ rút khỏi miền Bắc, chuyển vào miền Nam
- Đến tháng 7/1956, nhân dân hai miền Nam – Bắc sẽ tiến hành tổng tuyển cử, thống nhất đất nước.
Tình hình nước ta sau hiệp định Giơ-ne-vơ
- Ở miền Bắc: Được giải phóng, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Ở miền Nam: Mỹ thay chân Pháp xâm lược miền Nam, lập chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Giáo án Tiếng Việt 4 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
-
Bộ đề thi học kì 1 môn Toán, Tiếng Việt lớp 4 theo Thông tư 27
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Mới nhất trong tuần
-
Bảng hệ thống kiến thức môn Lịch sử lớp 5
10.000+ 3 -
Viết đoạn văn ngắn về một dân tộc ở nước ta
5.000+ -
Lịch sử Địa lí lớp 5 Bài 16: Đất nước Đổi mới
100+ -
Lịch sử Địa lí lớp 5 Bài 15: Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975
100+ -
Lịch sử Địa lí lớp 5 Bài 14: Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954
1.000+ -
Lịch sử Địa lí lớp 5 Bài 13: Cách mạng tháng Tám năm 1945
100+ -
Lịch sử Địa lí lớp 5 Ôn tập học kì I
100+ -
Lịch sử Địa lí lớp 5 Bài 12: Triều Nguyễn
100+ -
Lịch sử Địa lí lớp 5 Bài 11: Khởi nghĩa Lam Sơn và Triều Hậu Lê
100+ -
Lịch sử Địa lí lớp 5 Bài 10: Triều Trần và kháng chiến chống Mông - Nguyên
100+