Lập chương trình hoạt động Phát thanh tuyên truyền về phòng cháy, chữa cháy Lập chương trình hoạt động lớp 5
Lập chương trình hoạt động Phát thanh tuyên truyền về phòng cháy, chữa cháy mang tới 4 mẫu hay nhất, giúp các em học sinh lớp 5 nắm được cấu trúc để lập chương trình hoạt động hưởng ứng phong trào "Em là chiến sĩ nhỏ".
Với 4 mẫu lập chương trình hoạt động dưới đây, các em sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm, nắm rõ quy trình, các bước lập chương trình hoạt động cho đúng quy định, chuẩn bị thật tốt cho tiết Tập làm văn lớp 5: Lập chương trình hoạt động. Mời các em cùng tham khảo bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Lập chương trình hoạt động Phát thanh tuyên truyền về phòng cháy, chữa cháy
Lập chương trình hoạt động Phát thanh về phòng cháy, chữa cháy - Mẫu 1
I. Mục đích
- Góp phần tuyên truyền, nâng cao ý thức và vận động học sinh có ý thức phòng cháy, chữa cháy trong cuộc sống.
- Giúp các bạn học sinh nắm được các biện pháp xử lí khi có cháy nổ xảy ra
II. Phân công chuẩn bị
- Nội dung tuyên truyền: Lớp trưởng Duy Bách, Chi đội trưởng Nguyễn Lan Anh
- Chuẩn bị tranh ảnh tuyên truyền, dán bảng tin của trường: Tổ trưởng của 4 tổ
- Phát thanh viên: Hạnh Nguyên
- Văn nghệ: Lớp phó Văn – Thể - Mĩ Hồng Mai
III. Chương trình cụ thể
- Đăng kí nội dung phát thanh: Chi đội trưởng Nguyễn Lan Anh đăng kí với tổng phụ trách.
- Phát thanh ngày 9/3/2018 (Hạnh Nguyên đọc chương trình phòng cháy chữa cháy. Hồng Mai hát đơn ca).
- Dán các tranh ảnh tuyên truyền phòng chống cháy nổ ngày 9/3/2018: Tổ trưởng 4 tổ
Lập chương trình hoạt động Phát thanh về phòng cháy, chữa cháy - Mẫu 2
I. Mục đích
- Tuyên truyền sâu rộng cho học sinh và nhân dân về phòng cháy chữa cháy.
- Rèn luyện học sinh tinh thần trách nhiệm, khéo léo trong mọi việc để hạn chế rủi ro xảy ra.
II. Công tác chuẩn bị
- Vẽ tranh về phòng cháy chữa cháy (hoặc nhận tranh của công ty thiết bị trường học) dán ở tường, lối đi trong và ngoài nhà trường.
- Phát thanh tuyên truyền về phòng cháy chữa cháy (đọc bài viết và nội quy nhà trường vào giờ chơi phòng truyền thống).
III. Chương trình cụ thể
- Nhận và dán tranh tuyên truyền công tác phòng cháy chữa cháy (cấm hút thuốc, cấm đốt rác không đúng nơi quy định).
- Đọc bài, viết bài xã luận về công tác phòng cháy chữa cháy.
Lưu ý: học sinh và nhân dân các việc sau có thể gây phát hỏa:
* Đốt rác.
* Hút thuốc lá.
- Nghiêm cấm mọi trò chơi có thể gây phát hoả như chơi nấu ăn, đốt pháo bông...
- Diễn văn nghệ, nếu được về phòng cháy chữa cháy.
Lập chương trình hoạt động Phát thanh về phòng cháy, chữa cháy - Mẫu 3
Chương trình phát thanh về phòng cháy chữa cháy
(Câu lạc bộ Phát Thanh trường Tiểu học.....)
I. Mục đích
- Tuyên truyền về phòng cháy, chữa cháy đến toàn thể học sinh trong trường
- Tạo môi trường cho các bạn học sinh chia sẻ, gắn kết với nhau hơn
II. Phân công chuẩn bị
- Phát thanh viên: Tuấn Hùng và Bích Ngọc
- Nội dung phát thanh: các bài thơ, câu chuyện, tin tức, bài hát về chủ đề phòng cháy, chữa cháy do các bạn HS yêu cầu
III. Chương trình cụ thể
- Học sinh gửi nội dung đến câu lạc bộ phát thanh qua hai hình thức: gửi trực tiếp tại phòng họp của câu lạc bộ, hoặc các kênh truyền thông (facebook, gmail, zalo…)
- Ban nội dung Câu lạc bộ Phát thanh kiểm tra, sàng lọc các nội dung được gửi đến, để sắp xếp thành một danh sách với nội dung phù hợp tiêu chí đưa ra
- Hai phát thanh viên nhận bản nội dung và phân công trình bày
- Buổi phát thanh diễn ra vào 15 phút đầu giờ cả tuần (từ thứ 2 đến thứ 6
Lập chương trình hoạt động Phát thanh về phòng cháy, chữa cháy - Mẫu 4
CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH VỀ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY
I. Mục đích
- Tuyên truyền, phổ cập kiến thức về phòng cháy, chữa cháy đến học sinh trên toàn trường
- Khuyến khích, vận động học sinh tham gia vào hoạt động tập thể
- Tạo sự đa dạng cho hoạt động câu lạc bộ trong nhà trường
II. Phân công chuẩn bị
- Nội dung phát thanh: Do các thành viên trong Câu lạc bộ Phát Thanh thực hiện, trong đó Trưởng Câu lạc bộ Huỳnh Như Thảo chịu trách nhiệm chính
- Phát thanh viên: bạn Ngô Gia Khang và bạn Lê Thị Ngọc Mai
III. Chương trình cụ thể
- Đăng kí nội dung phát thanh: HS trong trường gửi các nội dung phát thanh đến gmail của Câu lạc bộ Phát Thanh ([email protected]), và sẽ được kiểm tra, sắp xếp phát hành vào ngày phù hợp (theo thứ tự gửi bài)
- Phát thanh vào giờ ra chơi sau Tiết 2 mỗi sáng thứ 2, 4, 6 hàng tuần
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Giáo án Tiếng Việt 4 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
-
Bộ đề thi học kì 1 môn Toán, Tiếng Việt lớp 4 theo Thông tư 27
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Mới nhất trong tuần
-
Tả một người ở địa phương em sinh sống (Dàn ý + 10 mẫu)
50.000+ 2 -
Tả cơn mưa rào mùa hạ
100.000+ 4 -
Dàn ý tả thầy giáo (7 mẫu)
5.000+ -
Viết đoạn văn tả cảnh khoảng 5 câu, trong đó có dùng một số từ đã nêu ở bài tập 2
10.000+ -
Kết bài mở rộng Tả cô giáo (13 mẫu)
50.000+ 11 -
Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về một câu chuyện đã nghe, đã đọc về tình bạn
100+ -
Viết bài văn tả một người làm việc ở trường mà em quý mến
100+ -
Viết đoạn văn bày tỏ tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện mà em đã học ở lớp Năm
100+ -
Viết lời chia tay gửi tới thầy cô, bạn bè hoặc một người làm việc ở trường
100+ -
Viết đoạn văn nêu lí do em tán thành hoặc phản đối việc học sinh tiểu học mang điện thoại thông minh đến trường
100+