Viết bài giới thiệu về một di sản thế giới của Trung Quốc được UNESCO công nhận Địa lí 11 Bài 25 Chân trời sáng tạo
Viết bài giới thiệu về một di sản thế giới (tự nhiên hoặc văn hoá) của Trung Quốc đã được UNESCO công nhận là một trong những câu hỏi rất hay nằm trong chương trình Địa lí 11 Bài 25 Chân trời sáng tạo.
Giới thiệu di sản thế giới của Trung Quốc được UNESCO công nhận mang đến câu trả lời hay, chính xác nhất. Qua đó giúp các bạn hiểu được sự phát triển kinh tế của Nhật Bản. Đồng thời nhanh chóng trả lời câu hỏi Vận dụng trang 130 Địa lí 11 Bài 25 Chân trời sáng tạo. Ngoài ra các bạn xem thêm Viết đoạn văn ngắn, tìm hiểu về nông nghiệp hiện đại ở Nhật Bản.
Giới thiệu di sản thế giới của Trung Quốc được UNESCO công nhận
Nhiều người đã nghỉ Vạn Lý Trường Thành là công trình ở Bắc Kinh nhưng thực tế, Vạn Lý Trường Thành là tên gọi chung của tập hợp nhiều thành lũy bằng đất đá được xây dựng ước tính có niên đại hơn 2500 năm, kéo dài tới 21196,18 km từ phía Đông sang Tây. Trải qua rất nhiều triều đại phong kiến Trung Hoa.
Bắt đầu từ thời Xuân Thu Chiến Quốc, các nước đã tự độc lập xây những đoạn tường thành ở phía Bắc nhằm tránh giặc Hung nô tràn xuống. Đến khi Hoàng Đế Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa ông đã cho tiếp tục xây dựng nhằm liên kết các tuyến phòng thủ đã tồn tại trước đó. Công trình còn được tiếp tục xây dựng tới triều đại nhà Minh. Vạn Lý Trường Thành có chức năng như một tuyến phòng thủ quân sự bảo vệ Trung Hoa khỏi những cuộc xâm lược của các bộ tộc du mục phương Bắc như Mông Cổ, Mãn Châu. Bởi vai trò quan trọng này mà nó được kéo dài liên tục trong suốt 2000 năm sau đó, cho đến cuối triều đại nhà Minh, mở rộng ra 15 tỉnh thành của Trung Quốc, mang hình dạng uốn lượn của Rồng.
Được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1987. Vạn lý trường thành cũng thuộc Top 7 kỳ quan thời Trung cổ của Thế giới. Không hề quá khi nói rằng Vạn lý trường thành là kỳ quan nhân tạo vĩ đại nhất của Trung Quốc. Và tất nhiên, đi cùng đó là những ý nghĩa về mặt lịch sử - văn hóa được người dân Trung Hoa nâng niu qua hàng trăm năm.
Ý nghĩa về mặt quân sự: Vạn lý trường thành được xây dựng nhằm mục đích phòng ngự, chống lại quân địch của các quốc gia khác và giặc Hung Nô tấn công. Trên hệ thống tường thành cũng được xây dựng nhiều tháp canh. Theo các nhà quân sự, nhờ có công trình này mà nhiều triều đại Trung Quốc đã đứng vững trước sự tấn công của nạn ngoại xâm. Cũng như góp phần bình trị nội loại. Việc xây dựng - duy trì Vạn lý trường thành không chỉ là một kỳ tích. Mà hơn thế còn thể hiện sự gắn kết, sự tiếp nối của các triều đại. Phân chia ranh giới, gia cố - bảo vệ cho an toàn quốc gia. Đó chính là ý nghĩa quân sự của công trình này.
Ý nghĩa về mặt văn hóa: bên cạnh ý nghĩa về mặt quân sự. Vạn lý trường thành còn mang ý nghĩa văn hóa rất lớn lao. Theo quan niệm của người xưa. Sự tồn vong của công trình kiến trúc vĩ đại này đồng nghĩa với sự tồn vong của họ. Đây được xem như một niềm tự hào của mỗi người dân Trung Hoa. Chính bởi lẽ đó, Vạn lý trường thành vẫn luôn được quan tâm duy trì - tu bổ. Để ngày nay và mãi về sau, Trường Thành này vẫn gắn liền với hình ảnh đất nước Trung Quốc rộng lớn.
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Bộ đề thi học kì 1 môn Toán, Tiếng Việt lớp 4 theo Thông tư 27
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 30
Mới nhất trong tuần
-
Địa lí 11 Bài 27: Thực hành Tìm hiểu sự thay đổi của nền kinh tế tại vùng duyên hải Trung Quốc
100+ -
Địa lí 11 Bài 28: Thực hành Tìm hiểu về kinh tế Ô-xtrây-li-a
1.000+ -
Địa lí 11 Bài 14: Thực hành Tìm hiểu hoạt động kinh tế đối ngoại Đông Nam Á
1.000+ -
Địa lí 11 Bài 10: Liên minh châu Âu
1.000+ -
Địa lí 11 Bài 11: Thực hành Tìm hiểu sự phát triển công nghiệp của Cộng hòa Liên Bang Đức
1.000+ -
Địa lí 11 Bài 4: Thực hành Tìm hiểu về toàn cầu hóa, khu vực hóa
10.000+ -
Cơ hội và thách thức của khu vực hóa đối với các nước đang phát triển
10.000+ -
Địa lí 11 Bài 3: Toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế
100+ -
Địa lí 11 Bài 2: Thực hành Tìm hiểu về kinh tế - xã hội của các nhóm nước
5.000+ -
Địa lí 11 Bài 30: Kinh tế Cộng hòa Nam Phi
100+