Văn mẫu lớp 10: Đoạn văn phân tích chi tiết kì ảo trong truyện Nữ Thần Lúa Những bài văn hay lớp 10
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Nữ Thần Lúa bao gồm 2 mẫu cực hay. Qua đó giúp các bạn học sinh có được những hiểu biết sâu sắc hơn về ý nghĩa các chi tiết kì ảo trong truyện thần thoại.
Đồng thời từ đó các bạn sẽ tự tin hơn khi viết đoạn văn phân tích chi tiết kì ảo trong bất cứ truyện thần thoại nào đã học hoặc đọc thêm. Ngoài ra các bạn xem thêm: đoạn văn phân tích chi tiết kì ảo trong truyện Thần Lửa A Nhi, đoạn văn phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Thần Gió, đoạn văn phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Thần Sét.
Viết đoạn văn phân tích chi tiết kì ảo trong truyện Nữ Thần Lúa hay nhất
Đoạn văn phân tích chi tiết kì ảo trong truyện Nữ Thần Lúa - Mẫu 1
Truyện “Nữ thần Lúa” là truyện thần thoại Việt Nam, ngoài việc lí giải sự ra đời của cây lúa, câu chuyện còn giải thích được phong tục cúng nữ thần Lúa ở mọi nơi. Truyện không chỉ gây hấp dẫn bởi nội dung câu chuyện mà còn sử dụng yếu tố kì ảo làm cho câu chuyện trở nên nổi bật. Nổi bật là chi tiết nữ thần làm phép cho những hạt giống gieo xuống đất nảy mầm, mọc thành cây, kết bông mẩy hạt. Lúa chín tự về nhà không cần gặt và không phải phơi phóng gì cả. Cần ăn, cứ ngắt bông bỏ vào nồi là lúa sẽ thành cơm. Chi tiết này nhằm lý giải sự phát triển theo từng giai đoạn của bông lúa, và trí tưởng tượng phong phú của tác giả dân gian. Việc sử dụng yếu tố kì ảo nhằm thể hiện ước mơ, khát vọng của nhân dân; tín ngưỡng thờ thần của dân tộc Việt Nam.
Viết đoạn văn phân tích chi tiết kì ảo trong truyện Nữ Thần Lúa - Mẫu 2
“Nữ thần Lúa” là một trong những truyện thần thoại nổi tiếng, được ra đời tại Việt Nam. Tuy cốt truyện đơn giản nhưng lại hấp dẫn độc giả, một yếu tố góp phần làm cho tác phẩm thêm thú vị đó chính là những yếu tố kì ảo. Đặc biệt nhất là chi tiết nữ thần làm phép cho những hạt giống được gieo xuống đất, sau đó chúng bắt đầu sinh sôi nảy nở, mọc thành cây, kết bông mẩy hạt. Lúa sau khi không cần gặt và cũng chẳng phải phải phơi. Khi ăn, chỉ cần ngắt bông bỏ vào nồi là lúa sẽ tự động biến thành cơm. Chi tiết này nhằm lý giải sự ra đời, phát triển theo từng giai đoạn của bông lúa, đồng thời cũng bộc lộ rõ nét trí tưởng tượng phong phú của tác giải dân gian. Bằng việc sử dụng yếu tố kì ảo qua đó nhằm nhấn mạnh ước mơ, khát vọng của nhân dân cũng như tín ngưỡng thờ thần của con dân đất Việt.
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Bộ đề thi học kì 1 môn Toán, Tiếng Việt lớp 4 theo Thông tư 27
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 30
Mới nhất trong tuần
-
Phân tích tác phẩm Giàn bầu trước ngõ của Nguyễn Ngọc Tư
5.000+ 1 -
Phân tích tác phẩm Bà lão lòa của Vũ Trọng Phụng (2 Mẫu)
1.000+ -
Phân tích tác phẩm Một bữa no (2 Mẫu)
10.000+ -
Thuyết minh về nhà thơ Xuân Diệu (Dàn ý + 3 mẫu)
10.000+ -
Phân tích bài thơ Đưa con đi học của Tế Hanh
1.000+ -
Văn mẫu lớp 10: Dàn ý nghị luận về lòng dũng cảm (6 Mẫu)
50.000+ -
Phân tích Những ngày mới của Thạch Lam
1.000+ -
Phân tích tác phẩm Hương hoa hoàng lan
1.000+ -
Phân tích tác phẩm Người ở của Thái Chí Thanh
1.000+ -
Dẫn chứng về tình yêu thương hay nhất
100.000+ 2