Đoạn văn cảm nhận về văn bản Đánh thức trầu (4 mẫu) Văn mẫu lớp 6
Eballsviet.com sẽ cung cấp Bài văn mẫu lớp 6: Đoạn văn cảm nhận về văn bản Đánh thức trầu, vô cùng hữu ích.

Hy vọng với 4 đoạn văn mẫu sau đây, các bạn học sinh lớp 6 sẽ có thêm ý tưởng cho bài viết của mình.
Đoạn văn cảm nhận về văn bản Đánh thức trầu
Đoạn văn cảm nhận về văn bản Đánh thức trầu - Mẫu 1
Đánh thức trầu của Trần Đăng Khoa là bài thơ mà em cảm thấy yêu thích. Mở đầu bài thơ là lời hát của người bà, giống như một chiếc cầu nối quá khứ vào hiện tại. Nội dung nói về quan niệm xưa về cách hái trầu - khi hái trầu vào ban đêm, phải gọi cho trầu tỉnh ngủ rồi mới xin “hái vài lá” . Tiếp đến là lời hát của nhân vật em bé, thể hiện tình cảm dành cho cây trầu. Có thể thấy, c ách xưng hô “mày - tao” thật gần gũi, thân thiết. Từ đó, em bé bộc lộ mong muốn được hái trầu “Tao hái vài lá nhé” và hy vọng trầu sống mãi, tiếp tục phát triển: “Đừng lụi đi trầu ơi”. Chỉ với những câu thơ ngắn gọn, hình ảnh giản dị nhưng bài thơ thật giàu ý nghĩa, thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu sắc.
Đoạn văn cảm nhận về văn bản Đánh thức trầu - Mẫu 2
“Đánh thức trầu” của Trần Đăng Khoa là một bài thơ thật thú vị. Bài thơ gồm hai phần: lời hát của người bà và lời hát của người cháu. Lời hát mở đầu của người bà: “ Mày làm chúa tao/Tao làm chúa mày” giúp tôi hiểu được rằng nên tôn trọng tự nhiên, chứ không nên coi mình là chúa tể có thể thống trị, điều khiển thiên nhiên. Câu thơ tiếp theo “Tao không hái ngày/ Thì tao hái đêm” gợi nhắc về một quan niệm trong dân gian - mỗi khi muốn hái trầu vào ban đêm, phải gọi cho trầu tỉnh ngủ rồi mới xin “hái vài lá”. Rõ ràng, ở đây, tôi thấy được cách đối xử rất trân trọng, nâng niu của người dân quê với cây cối trong vườn. Tiếp đến, những câu hát của người cháu mang giọng điệu hồn nhiên, ngây thơ nhưng cũng rất tình cảm. Ở đây, tôi thấy được tình yêu thương, cũng như sự hòa hợp với thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên. Cách xưng hô “mày - tao” tạo cảm giác gần gũi thân thiết giữa con người và cây trầu. Những lời hỏi han, động viên trầu “Đã ngủ rồi hả trầu?, “Trầu ơi, hãy tỉnh lại/Mở mắt xanh ra nào”, “Đừng lụi đi trầu ơi”. Bài thơ Đánh thức trầu thật dễ đọc, dễ cảm.
Đoạn văn cảm nhận về văn bản Đánh thức trầu - Mẫu 3
Bài thơ “Đánh thức trầu” của Trần Đăng Khoa đã đem đến cho người đọc nhiều ấn tượng. Lời hát của người bà giống như một chiếc cầu nối quá khứ vào hiện tại. Đó là quan niệm xưa về cách hái trầu - khi hái trầu vào ban đêm, phải gọi cho trầu tỉnh ngủ rồi mới xin “hái vài lá” . Còn lời hát của em bé thể hiện tình cảm dành cho cây trầu. Cách xưng hô “mày - tao” thật gần gũi, thân thiết. Từ đó, em bé bộc lộ mong muốn được hái trầu “Tao hái vài lá nhé” và hy vọng trầu sống mãi, tiếp tục phát triển: “Đừng lụi đi trầu ơi”. Bài thơ đem đến cho chúng ta bức tranh mát lành của thôn quê mà còn gửi đến bạn đọc tình yêu thương, trân trọng những điều nhỏ bé trong cuộc đời. Bài thơ tuy ngắn gọn nhưng giàu ý nghĩa.
Đoạn văn cảm nhận về văn bản Đánh thức trầu - Mẫu 4
Khi đọc “Đánh thức trầu” của Trần Đăng Khoa, mỗi người đều có thêm một bài học quý giá. Bài thơ gồm hai phần: lời hát của người bà và lời hát của người cháu. Lời hát mở đầu của người bà: “Mày làm chúa tao/Tao làm chúa mày” khẳng định con người nên tôn trọng tự nhiên, chứ không nên coi mình là chúa tể có thể thống trị, điều khiển thiên nhiên. Tiếp đến “Tao không hái ngày/ Thì tao hái đêm” gợi nhắc về một quan niệm trong dân gian - mỗi khi muốn hái trầu vào ban đêm, phải gọi cho trầu tỉnh ngủ rồi mới xin “hái vài lá”. Điều này cho chúng ta thấy được cách đối xử rất trân trọng, nâng niu của người dân quê với cây cối trong vườn. Những câu hát của người cháu lại giúp người đọc thấy được tình yêu thương, cũng như sự hòa hợp với thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên. Cách xưng hô “mày - tao” tạo cảm giác gần gũi thân thiết giữa con người và cây trầu. Những lời hỏi han, động viên trầu “Đã ngủ rồi hả trầu?, “Trầu ơi, hãy tỉnh lại/Mở mắt xanh ra nào”, “Đừng lụi đi trầu ơi”... Bài thơ ngăn gọn, nhẹ nhàng nhưng khá sâu sắc.
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Bộ đề thi học kì 1 môn Toán, Tiếng Việt lớp 4 theo Thông tư 27
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 30
Mới nhất trong tuần
-
Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo
1.000+ -
Kể lại một kỉ niệm của em với một người thân trong gia đình (16 mẫu)
100.000+ 14 -
Viết một bài văn kể lại một trải nghiệm giúp tâm hồn em thêm phong phú hơn (Dàn ý + 11 mẫu)
100.000+ 13 -
Tóm tắt nội dung chính của một văn bản bằng sơ đồ (11 mẫu)
100.000+ 3 -
Đoạn văn cảm nhận về nhân vật Bum trong Con muốn làm một cái cây
10.000+ -
Tóm tắt văn bản Lẵng quả thông (5 mẫu)
1.000+ -
Tóm tắt văn bản Con muốn làm một cái cây (7 mẫu)
5.000+ 2 -
Đoạn văn cảm nhận văn bản Lẵng quả thông (5 mẫu)
5.000+ 2 -
Trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) trong đời sống mà em quan tâm
100.000+ 24 -
Đoạn văn cảm nhận về nhân vật Lợi trong văn bản Tuổi thơ tôi lớp 6 (8 mẫu)
10.000+ 4