Đoạn văn cảm nhận bài thơ Tự trào I (2 mẫu) Văn mẫu lớp 8
Đoạn văn cảm nhận bài thơ Tự trào I là tài liệu tham khảo hữu ích được Eballsviet.com giới thiệu đến bạn đọc ngay sau đây.

Nội dung gồm 2 đoạn văn mẫu, hãy cùng theo dõi để có thêm ý tưởng cho bài viết văn của mình.
Đoạn văn cảm nhận bài thơ Tự trào I
Đoạn văn cảm nhận bài thơ Tự trào I - Mẫu 1
Tự trào I của Tú Xương đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Bài thơ là tiếng cười tự chế giễu vì sự bất lực của bản thân trước hoàn cảnh, tố cáo xã hội giao thời đầy nhiễu nhưỡng. Tác giả sử dụng những từ ngữ, hình ảnh đầy thú vị để tự phác họa bức họa chân dung về bản thân trong sáu câu thơ đầu. Ông Tú tự nhận mình là một người không bình thường, dù chỉ lĩnh “lương vợ” nhưng vẫn sai vặt con hầu chè rượu, có lúc tự đắc như phụ lão, văn thân. Tác giả sử dụng lối nói hóm hỉnh, giễu nhại với động từ như “vểnh râu, lên mặt”, danh từ “phụ lão, văn thân” đã giúp tác giả bày tỏ sự bất lực với chính mình. Tiếng cười như giải thoát cho sự bức bách, bất lực trước hoàn cảnh của Tế Xương. Hai câu cuối là lời giãi bày thầm kín của một người yêu nước đang lo lắng cho thời cuộc, quan tâm vận mệnh đất nước một cách thầm kín. Bài thơ Tự trào I tuy có tính trào phúng nhưng lại gửi gắm thông điệp giá trị.
Đoạn văn cảm nhận bài thơ Tự trào I - Mẫu 2
T ự trào I của Tú Xương là một bài thơ gửi gắm thông điệp rằng cần tự nhận thức về tình cảnh của bản thân; dù cuộc sống có xoay vẫn hãy giữ được tinh thần lạc quan,... Ở những câu thơ mở đầu, tác giả sử dụng những từ ngữ, hình ảnh đầy thú vị để tự phác họa bức họa chân dung về bản thân. Nhà thơ tự giễu nhại bản thân, làm bộc lộ lên tiếng cười như bày tỏ sự bất lực với chính mình, để giải thoát cho sự bức bách, bất lực trước hoàn cảnh của mình. Qua đó, tác giả cũng muốn gửi gắm lời giãi bày thầm kín của một người yêu nước đang lo lắng cho thời cuộc, quan tâm vận mệnh đất nước một cách thầm kín.
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 30
-
Báo cáo kết quả Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
-
Bộ đề ôn tập cuối năm Toán lớp 3 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 29
-
Văn mẫu lớp 12: Phân tích màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt (3 Dàn ý + 11 mẫu)
-
Tập làm văn lớp 5: Tả cảnh buổi sáng trên quê hương em
-
Điều lệ trường Trung học cơ sở, phổ thông
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 27
-
Công thức tính độ tự cảm của cuộn dây
Mới nhất trong tuần
-
Viết văn bản kiến nghị Ban Giám hiệu nhà trường tổ chức một hoạt động ngoại khóa
5.000+ -
Đoạn văn cảm nhận bài thơ Tự trào I (2 mẫu)
100+ -
Viết bài văn kể lại chuyến đi đã để lại cho em nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc
1.000+ -
Viết đoạn văn giải thích về một hiện tượng tự nhiên đáng quan tâm mà em từng gặp (2 mẫu)
100+ -
Đoạn văn thể hiện những cảm xúc của em khi được chiêm ngưỡng một cảnh đẹp
1.000+ -
Phân tích bài thơ Bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi (5 mẫu)
10.000+ -
Văn mẫu lớp 8: Đoạn văn cảm nhận bài thơ Chái bếp của Lý Hữu Lương
10.000+ -
Đoạn văn cảm nhận về nhân vật Hoàng Đỗ trong Bên bờ Thiên Mạc (2 mẫu)
100+ -
Đoạn văn cảm nhận nhân vật anh Ba trong tác phẩm Bến Nhà Rồng năm ấy (2 mẫu)
100+ -
Đoạn văn cảm nhận nhân vật Hoài Văn Hầu trong Viên tướng trẻ và con ngựa trắng (2 mẫu)
100+