Địa lí 10 Bài 17: Vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí Soạn Địa 10 trang 69, 70 sách Chân trời sáng tạo
Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 17 trang 69, 70 sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 10 xem gợi ý giải các câu hỏi bài Vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí thuộc Chương 7 Một số quy luật của vỏ địa lí.
Soạn Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 17 Vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí sẽ giúp các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi phần luyện tập, vận dụng. Đồng thời, qua tài liệu này giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho riêng mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu Giải Địa lí 10 trang 69, 70 Chân trời sáng tạo, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Địa lí 10 Bài 17: Vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí
Hình thành kiến thức mới Địa lí 10 Bài 17
I. Vỏ địa lí
Câu hỏi trang 69: Dựa vào hình 17 và thông tin trong bài, em hãy:
- Xác định giới hạn của vỏ địa lí ở lục địa và ở đại dương.
- So sánh sự khác nhau về giới hạn, chiều dày và thành phần cấu tạo giữa vỏ địa lí và vỏ Trái Đất.
Gợi ý đáp án
* Giới hạn
- Vỏ địa lí ở lục địa: dưới tầng ôzôn đến phía trên của tầng granit.
- Vỏ địa lí ở đại dương: dưới tầng ôzôn đến phía trên của tầng trầm tích ở đại dương.
* So sánh vỏ Trái Đất và vỏ địa lí
Tiêu chí |
Lớp vỏ Trái Đất |
Lớp vỏ địa lí |
Chiều dày |
Độ dày dao động từ 5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa). |
Khoảng 30 đến 35 km |
Giới hạn |
Từ phía dưới của vỏ phong hóa đến phía trên của lớp man-ti. |
Giới hạn dưới của lớp ô dôn đến đáy vực thẳm đại dương; ở lục địa xuống hết lớp vỏ phong hóa. |
Thành phần vật chất |
Cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau (trầm tích, granit, badan). |
Gồm khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển xâm nhập và tác động lẫn nhau. |
II. Quy luật thông nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí
Câu hỏi trang 70 : Dựa vào thông tin trong bài, em hãy trình bày khái niệm quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí.
Gợi ý đáp án
Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần của toàn bộ cũng như của mỗi bộ phận lãnh thổ trong vỏ địa lí.
Câu hỏi trang 70 : Dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân, em hãy cho ví dụ về mối quan hệ qua lại, phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành phần tự nhiên trong vỏ địa lí.
Gợi ý đáp án
Trong tự nhiên, bất cứ lãnh thổ nào cũng gồm nhiều thành phần ảnh hưởng qua lại, phụ thuộc lẫn nhau. Nếu một thành phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ.
- Ví dụ 1: Khí hậu (lượng mưa tăng) thì sông ngòi (lưu lượng nước, dòng chảy tăng) dẫn tới địa hình (mức độ xói mòn tăng) và thổ nhưỡng (lượng phù sa tăng).
- Ví dụ 2: Thực vật rừng bị phá hủy sẽ làm cho địa hình (xói mòn), khí hậu bị biến đổi và thổ nhưỡng (đất biến đổi).
Giải Luyện tập, vận dụng Địa 10 Bài 17 trang 70
Luyện tập 1
Cho ví dụ về sự thay đổi khí hậu ảnh hưởng đến chế độ nước của sông ngòi ở miền nhiệt đới.
Lời giải
Sự thay đổi về chế độ nhiệt, ẩm sẽ khiến cho sông ngòi có sự thay đổi về chế độ, lưu lượng nước. Ví dụ: Sự thất thường trong chế độ nhiệt, mưa -> Chế độ nước thất thường, khó dự báo hay mùa khô lượng mưa ít nên sông ngòi cũng ít nước, có thể dẫn tới hạn hán, thiếu nước trầm trọng cho sản xuất và sinh hoạt,…
Luyện tập 2
Việc nghiên cứu toàn diện điều kiện địa lí trước khi khai thác lãnh thổ có ý nghĩa như thế nào trong sử dụng và bảo vệ tự nhiên?
Lời giải
Việc nghiên cứu toàn diện điều kiện địa lí trước khi khai thác lãnh thổ giúp chúng ta dự báo được những thay đổi của các thành phần tự nhiên trong lãnh thổ, từ đó đề xuất được những giải pháp khai thác và sử dụng hợp lí tự nhiên.
Vận dụng
Em hãy sưu tầm tư liệu để viết một báo cáo ngắn về hậu quả của việc phá rừng đầu nguồn đối với môi trường tự nhiên và đời sống của người dân.
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Bộ đề thi học kì 1 môn Toán, Tiếng Việt lớp 4 theo Thông tư 27
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 30
Mới nhất trong tuần
-
Địa lí 10 Bài 1: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ
100+ -
Địa lí 10 Bài 39: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên
100+ -
Địa lí 10 Bài 38: Thực hành tìm hiểu vấn đề phát triển ngành du lịch
100+ -
Địa lí 10 Bài 40: Phát triển bền vững, tăng trưởng xanh
100+ -
Địa lí 10 Bài 25: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
100+ -
Địa lí 10 Bài 30: Địa lí các ngành nông nghiệp
100+ -
Địa lí 10 Bài 37: Địa lí ngành du lịch và tài chính-ngân hàng
100+ -
Địa lí 10 Bài 29: Cơ cấu, vai trò và đặc điểm công nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố công nghiệp
100+ -
Địa lí 10 Bài 34: Địa lí ngành giao thông vận tải
100+ -
Địa lí 10 Bài 27: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, vấn đề và định hướng phát triển nông nghiệp
100+