Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2025 môn Sinh học trường THPT Hoàng Lê Kha, Thanh Hóa 2 Đề thi thử tốt nghiệp năm 2025 môn Sinh học (Có đáp án)
Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Sinh học trường THPT Hoàng Lê Kha giúp các bạn học sinh có thêm nhiều tài liệu luyện đề nắm được cấu trúc đề thi.
Đề thi thử THPT Quốc gia 2025 môn Sinh học trường THPT Hoàng Lê Kha là tài liệu vô cùng hữu ích được biên soạn bám sát nội dung đề minh họa do Bộ GD&ĐT ban hành có đáp án giải chi tiết kèm theo. Qua đó giúp các bạn học sinh ôn luyện không còn bỡ ngỡ và tránh được những sai sót không đáng có cho kỳ thi tốt nghiệp chính thức. Ngoài ra các bạn xem thêm: bộ đề ôn thi THPT Quốc gia môn Tiếng Anh, bộ đề ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học.
Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Sinh học trường THPT Hoàng Lê Kha
Đề thi thử THPT Quốc gia 2025 môn Sinh học
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT HOÀNG LÊ KHA
|
KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT LẦN I NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN: Sinh học Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề |
PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Trường hợp nào sau đây được xem là lai thuận nghịch?
A. ♂AA x ♀aa và ♂AA x ♀aa.
B. ♂Aa x ♀Aa và ♂Aa x ♀AA.
C. ♂AA x ♀aa và ♂Aa x ♀aa.
D. ♂AA x ♀aa và ♂aa x ♀AA.
Câu 2. Xét 2 cặp gene phân li độc lập, allele A quy định hoa đỏ, allele a quy định hoa trắng, allele B quy định quả tròn, allele b quy định quả dài. Cho biết sự biểu hiện của gene không phụ thuộc vào môi trường, cây hoa đỏ, quả tròn thuần chủng có kiểu gene nào sau đây?
A. AABB.
B. aaBB.
C. AAbb.
D. aabb.
Câu 3. Khi nói về đột biến cấu trúc NST, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Đột biến mất đoạn có thể không gây chết sinh vật.
B. Đột biến lặp đoạn làm gia tăng số lượng gen, có thể xảy ra trên NST thường và NST giới tính.
C. Đột biến đảo đoạn không làm thay đổi số lượng và thành phần gen của một NST.
D. Do đột biến chuyển đoạn gây chết sinh vật nên có thể sử dụng các dòng côn trùng mang đột biến chuyển đoạn làm công cụ phòng trừ sâu hại bằng biện pháp di truyền.
Câu 4. Phát biểu nào đúng khi nói về giai đoạn đường phân trong quá trình hô hấp ở thực vật?
A. Giai đoạn đường phân diễn ra ở chất nền của ti thể.
B. Giai đoạn đường phân xảy ra sau chu trình Krebs.
C. Giai đoạn đường phân tạo ra CO2 và acetyl – CoA cung cấp cho chu trình Krebs.
D. Giai đoạn đường phân tạo ra 2 phân tử pyruvate, 2 ATP và 2 NADH.
Câu 5. Ở một loài động vật, quan sát quá trình giảm phân của một tế bào sinh tinh, người ta ghi nhận lại diễn biến nhiễm sắc thể được mô tả bằng hình vẽ bên dưới. Các chữ cái A, a, B, b, D, d biểu diễn cho các gen nằm trên các nhiễm sắc thể. Ngoài các sự kiện được mô tả trong trong hình bên dưới thì các sự kiện khác diễn ra bình thường. Trong số các nhận xét được cho dưới đây về sự giảm phân của tế bào sinh tinh này, có bao nhiêu nhận xét đúng?
I. Tế bào sinh tinh giảm phân chỉ tạo ra các loại tinh trùng đột biến.
II. Trong quá trình sinh tinh đã xảy ra hoán vị gen giữa các gen A và a.
III. Các loại tinh trùng được tạo ra là ABDd, aBDd, Ab và ab.
IV. Nếu khoảng cách giữa gen A và B là 20 cM thì tỉ lệ giao tử aBDd là 10%.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 6. Lấy hạt phấn của cây có kiểu gen Aa thụ phấn cho cây có kiểu gen aa. Trong số các hạt được tạo ra, hạt có nội nhũ mang kiểu gen AAa của phôi là
A. Aa.
B. aa.
C. A
D. AAa.
Câu 7. Sau khi đưa ra giả thuyết vè sự phân li đồng đều, Men Đen đã kiểm tra giả thuyết của mình bằng cách nào?
A. Cho F1 tự thụ.
B. Cho F1, F2 giao phấn ngẫu nhiên.
C. Lai phân tích.
D. Lai thuận nghịch.
Câu 8. Vai trò của việc sử dụng alcohol trong tách chiết DNA là gì?
A. Biến tính các chất hữu cơ có trong dịch chiết giúp tách DNA khỏi cặn dịch chiết sau nghiền.
B. Phá hủy thành, màng tế bào giúp giải phóng các chất có trong tế bào.
C. Hòa tan DNA có trong dịch nghiền.
D. Tách DNA ra khỏi dung dịch chiết xuất, kết tủa DNA, giúp quan sát DNA dễ dàng hơn.
Câu 9. Nhận định nào sau đây về tính đa hiệu của gen là không đúng?
A. Tính đa hiệu của gen không làm xuất hiện biến dị tổ hợp.
B. Tính đa hiệu của gen góp phần tạo ra các biến dị tương quan, có ý nghĩa quan trọng trong chọn giống.
C. Tính đa hiệu của gen là hiện tượng một gen qui định nhiều tính trạng.
D. Người bị thiếu máu do hồng cầu hình liềm kéo theo viêm phổi, tắc nghẽn mạch… là ví dụ về tính đa hiệu của gen.
Câu 10. Khi nói về đột biến gene, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến thay thế một cặp nucleotide có thể làm cho chuỗi pôlipeptit mất đi nhiều amino acid.
II. Đột biến mất một cặp nucleotide ở cuối gene có thể làm cho gene mất khả năng phiên mã.
III. Đột biến thêm một cặp nucleotide có thể làm giảm tổng liên kết hiđro của gene.
IV. Đột biến thay thế một cặp nucleotide có thể chỉ làm thay đổi cấu trúc của một bộ ba.
A. 3.
B. 1.
C. 2.
D. 4.
Câu 11. Trong nội dung thực hành quan sát các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể trên tiêu bản cố định một nhóm học sinh thu được kết quả:
- Tiêu bản 1: Trong các cặp nhiễm sắc thể có một cặp nhiễm sắc thể có 1 chiếc.
- Tiêu bản 2: Tất cả các cặp nhiễm sắc thể đều có 3 chiếc.
- Tiêu bản 3: Trong các cặp nhiễm sắc thể có một cặp nhiễm sắc thể có 3 chiếc.
Kết luận nào là đúng khi nói về dạng đột biến nhiễm sắc thể ở 3 tiêu bản trên?
A. Tiêu bản 2 thuộc đột biến đa bội, tiêu bản 1, 3 thuộc đột biến lệch bội.
B. Tiêu bản 1 thuộc đột biến lệch bội, tiêu bản 2, 3 thuộc đột biến đa bội.
C. Tiêu bản 3 thuộc đột biến đa bội, tiêu bản 1, 2 thuộc đột biến lệch bội.
D. Têu bản 2 thuộc đột biến lệch bội, tiêu bản 1, 3 thuộc đột biến đa bội.
Câu 12. Điều kiện cơ bản đảm bảo cho sự di truyền độc lập các cặp tính trạng là
A. số lượng và sức sống của đời lai phải lớn để F2 có tỉ lệ kiểu gen (1: 2: 1)2.
B. các gen tác động riêng rẽ lên sự hình thành tính trạng.
C. các gen trội phải lấn át hoàn toàn gen lặn để F2 có tỉ lệ kiểu hình 9: 3: 3: 1.
D. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng phải nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau.
Câu 13. Quá trình tổng hợp đoạn mồi cung cấp đầu …(1)… để …(2)… tổng hợp mạch mới. Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là:
A. 5’-OH; DNA polymerase.
B. 5’-OH; RNA polymerase.
C. 3’-OH; DNA polymerase.
D. 3’-OH; RNA polymerase.
...........
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia 2025 môn Sinh học
...............
Xem thêm Đáp án đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Sinh học trường Hoàng Lê Kha trong file tải về
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Bộ đề thi học kì 1 môn Toán, Tiếng Việt lớp 4 theo Thông tư 27
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 30
Mới nhất trong tuần
-
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2025 môn Sinh học sở GD&ĐT Bắc Ninh
100+ -
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2025 môn Sinh học sở GD&ĐT Hải Phòng
100+ -
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2025 môn Sinh học sở GD&ĐT Quảng Ninh
100+ -
Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2025 môn Sinh học (Có đáp án)
100+ -
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2025 môn Sinh học trường THPT Thuận Thành, Bắc Ninh
100+ -
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2025 môn Sinh học trường THPT Văn Hiến, Đồng Nai
100+ -
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2025 môn Sinh học trường THPT Tân Phú, Đồng Nai
100+ -
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2025 môn Sinh học trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm
100+ -
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2025 môn Sinh học trường THPT Trần Đại Nghĩa
100+ -
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2025 môn Sinh học trường THPT Triệu Sơn 2
100+