Tập làm văn lớp 5: Dàn ý Tả chiếc đồng hồ báo thức Lập dàn ý Tả đồng hồ báo thức lớp 5
TOP 4 Dàn ý Tả chiếc đồng hồ báo thức chi tiết, đầy đủ những ý quan trọng, giúp các em học sinh lớp 5 có thêm nhiều ý tưởng mới, nhanh chóng lập dàn ý thật hay.
Sau khi lập dàn ý Tả cái đồng hồ báo thức, các em sẽ nắm được toàn bộ ý chính để triển khai thành bài văn tả đồng hồ với đầy đủ những ý quan trọng, để nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong tiết Ôn tập về tả đồ vật - SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 66. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Lập dàn ý Tả đồng hồ báo thức lớp 5
Dàn ý Tả chiếc đồng hồ báo thức
I. Mở bài: Giới thiệu chiếc đồng hồ nhà em (Ai mua? Vào lúc nào?)
- Nhân dịp đầu năm học mới
- Mẹ mua cho em chiếc đồng hồ để báo thức
II. Thân bài:
1) Tả bao quát: hình dáng, màu sắc, chất liệu
- Hình dáng tròn, bằng chiếc đĩa đựng trái cây.
- Lớp vỏ bên ngoài làm bằng nhựa
- Màu hồng tươi, pha lẫn màu trắng hai bên.
- Chân đế bằng làm bằng sắt xi mạ bóng loáng.
2) Tả chi tiết: mặt số, kim đồng hồ, quả lắc, bộ máy, …..
- Mặt số màu đỏ thẫm, có in hình chú chuột Mickey cầm bó hoa rất ngộ nghĩnh.
- Có 12 chữ số màu trắng, viền đen
- Có bốn cây kim: kim giờ, kim phút, kim giây và kim báo thức
- Phía dưới có một con lắc hình tròn cũng có in hình chú chuột Mickey lúc nào cũng lắc qua lại một cách đều đặn.
- Phía sau có một cái hộp màu đen chứa bộ máy chính.
III. Kết bài:
- Chiếc đồng hồ rất có ích trong đời sống hàng ngày.
- Nó báo giờ, báo thức giúp em đi học đúng giờ
- Nó còn nhắc nhở mọi người phải biết quý trọng thời gian và dùng thời gian vào những việc có ích.
Dàn ý Tả cái đồng hồ báo thức
a) Mở bài: Giới thiệu chiếc đồng hồ báo thức mà em muốn miêu tả
Gợi ý:
- Chiếc đồng hồ đó do ai mua/ tặng cho em?
- Em đã sử dụng chiếc đồng hồ đó bao lâu rồi?
b) Thân bài:
- Chiếc đồng hồ báo thức thuộc nhãn hiệu gì?
- Hình dáng và kích thước của chiếc đồng hồ đó là bao nhiêu? Nó có tiện lợi cho việc sử dụng không?
- Chất liệu chính để làm nên chiếc đồng hồ là gì? Chất liệu ấy có nhẹ không? Có bền không?
- Màu sắc chủ đạo của chiếc đồng hồ là gì? Đó có phải là màu sắc yêu thích của em không?
- Chiếc đồng hồ gồm những bộ phận nào? Đâu là bộ phận chính và chiếm nhiều diện tích nhất?
- Mặt đồng hồ có hình dáng và kích thước như thế nào? Nó được trang trí những gì? Các con số có dễ nhìn không?
- Các cây kim đồng hồ có hình dáng, màu sắc và cách di chuyển như thế nào? Riêng kim báo thức có tự di chuyển được không?
- Nút xoay điều khiển các kim đồng hồ nằm ở đâu? Có dễ sử dụng không?
- Đồng hồ báo thức bao lâu mới cần thay pin một lần? Vị trí để pin nằm ở đâu? Nắp đóng mở khay đựng pin được thiết kế như thế nào?
- Nút bấm tắt chuông khi đồng hồ báo thức hoạt động nằm ở đâu? Nó có hình dáng như thế nào?
- Từ khi có đồng hồ báo thức, em có cần bố mẹ đánh thức nữa không?
- Ngoài báo thức, chiếc đồng hồ còn có tác dụng như thế nào?
c) Kết bài:
- Tình cảm của em dành cho chiếc đồng hồ báo thức
- Cách em giữ gìn và bảo quản chiếc đồng hồ báo thức đó
Dàn ý Tả đồng hồ báo thức
a. Mở bài: Giới thiệu chiếc đồng hồ báo thức
Mẫu: Dạo này, mẹ của em thường phải đi trực ca đêm ở bệnh viện, vì vậy buổi sáng em phải tự mình thức dậy và chuẩn bị đến trường. Để em có thể thức dậy đúng giờ, mẹ đã mua cho em một chiếc đồng hồ báo thức mới.
b. Thân bài
- Miêu tả khái quát chiếc đồng hồ báo thức:
- Đó là chiếc đồng hồ thuộc hãng gì? Do nước nào sản xuất?
- Chiếc đồng hồ có hình dáng gì? Kích thước bao nhiêu?
- Em đặt chiếc đồng hồ ở vị trí nào trong phòng?
- Màu sắc và chất liệu chủ yếu của chiếc đồng hồ?
- Miêu tả chi tiết chiếc đồng hồ báo thức:
- Kim giây, kim phút, kim giờ, kim hẹn giờ có màu gì? Độ dài, kích thước ra sao? Tốc độ di chuyển như thế nào?
- Nút xoay để điều chỉnh các kim nằm ở đâu? Sử dụng như thế nào?
- Nút tắt tiếng chuông báo thức nằm ở đâu? Hình dáng, kích thước như thế nào?
- Chiếc đồng hồ báo thức hoạt động cần bao nhiêu cục pin? Mỗi lần thay pin mới có thể sử dụng được bao lâu? Việc thay pin có khó khăn không? Em có thể tự làm được không?
- Chức năng của chiếc đồng hồ báo thức:
- Hẹn giờ báo thức (ngủ dậy, giờ học bài, giờ đi chơi…)
- Xem giờ trong ngày (như những chiếc đồng hồ treo tường khác…)
- Trang trí cho góc học tập, căn phòng
c. Kết bài: Tình cảm của em dành cho chiếc đồng hồ báo thức
Mẫu: Em thích chiếc đồng hồ báo thức lắm. Vì nó vừa đẹp lại còn tiện lợi. Em sẽ giữ gìn đồng hồ thật cẩn thận để nó luôn đẹp như mới.
Lập dàn ý Tả đồng hồ báo thức
a. Mở bài
- Giới thiệu về chiếc đồng hồ báo thức mà em muốn tả:
- Ai mua, tặng cho em chiếc đồng hồ báo thức đó? Nhân dịp gì?
- Em đã dùng chiếc đồng hồ đó lâu chưa? Em có thích nó không?
b. Thân bài
- Miêu tả bao quát chiếc đồng hồ:
- Đồng hồ có hình gì? Kích thước ra sao? (có thể so sánh với đồ vật khác để xác định kích cỡ của đồng hồ)
- Đồng hồ được làm từ chất liệu gì? Có màu sắc gì?
- Đồng hồ theo kiểu dáng như thế nào? (đơn giản, cầu kì, dễ thương…)
- Miêu tả chi tiết chiếc đồng hồ: tả theo từng bộ phận của đồng hồ:
- Phần mặt số: tả phần họa tiết nền, các chữ số, kim giờ, kim giây, kim phút…
- Phần nút bấm điều chỉnh: màu sắc, kích thước, vị trí, chức năng của các nút
- Phần đựng pin: vị trí, kích thước, nắp đậy, loại pin cần dùng…
- Chức năng của chiếc đồng hồ: xem giờ, đặt báo thức, trang trí góc học tập…
c. Kết bài
- Tình cảm của em dành cho chiếc đồng hồ báo thức
- Em sẽ làm gì để giữ gìn chiếc đồng hồ luôn mới và sạch đẹp
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 30
-
Báo cáo kết quả Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
Mới nhất trong tuần
-
Dàn ý tả thầy giáo (7 mẫu)
5.000+ -
Viết đoạn văn tả cảnh khoảng 5 câu, trong đó có dùng một số từ đã nêu ở bài tập 2
10.000+ -
Kết bài mở rộng Tả cô giáo (13 mẫu)
50.000+ 11 -
Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về một câu chuyện đã nghe, đã đọc về tình bạn
-
Viết bài văn tả một người làm việc ở trường mà em quý mến
-
Viết đoạn văn bày tỏ tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện mà em đã học ở lớp Năm
-
Viết lời chia tay gửi tới thầy cô, bạn bè hoặc một người làm việc ở trường
-
Viết đoạn văn nêu lí do em tán thành hoặc phản đối việc học sinh tiểu học mang điện thoại thông minh đến trường
-
Viết 2 - 3 câu bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc về chuyến hành trình của bạn nhỏ trong bài Bên ngoài Trái Đất
-
Tưởng tượng mình được cùng nhân vật “tớ” tham gia chuyến hành trình bay vào vũ trụ và kể lại chuyến đi
100+