Dàn ý giải thích câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim (4 mẫu) Văn mẫu lớp 7
Câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim đã rất quen thuộc với mỗi người. Vì vậy, Eballsviet.com sẽ giới thiệu Bài văn mẫu lớp 7: Dàn ý giải thích câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên ki, hướng dẫn lập dàn ý chi tiết cho bài văn.

Tài liệu sẽ giúp ích cho các bạn học sinh lớp 7 nắm rõ hơn nội dung câu tục ngữ trên. Mời tham khảo 4 mẫu dàn ý được đăng tải chi tiết dưới đây.
Dàn ý giải thích câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim
Dàn ý giải thích Có công mài sắt có ngày nên kim - Mẫu 1
1. Mở bài
Giới thiệu câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim.
2. Thân bài
a. Giải thích
- Nghĩa đen: một thanh sắt thô sơ được rèn rũa cũng có thể trở thành một cây kim sắc bén.
- Nghĩa bóng: câu tục ngữ muốn khuyên nhủ con người, cần phải kiên trì rèn luyện bản thân.
- Dẫn chứng: Thomas Edison, Nick Vujicic,....
- Liên hệ bản thân: học sinh cần chăm chỉ, kiên trì học tập, rèn luyện,....
3. Kết bài
Khẳng định ý nghĩa của câu Có công mài sắt có ngày nên kim.
Dàn ý giải thích Có công mài sắt có ngày nên kim - Mẫu 2
I. Mở bài
Giới thiệu về câu tục ngữ: Kho tàng ca dao, tục ngữ của Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng. Trong đó có câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” gửi gắm lời khuyên giá trị.
II. Thân bài
1. Giải thích
- Nghĩa đen: Từ thanh sắt to lớn, người thợ có thể rèn thành một cây kim nhỏ bé.
- Nghĩa bóng: Đức tính kiên trì trong cuộc sống sẽ giúp cho con người không ngại khó khăn.
2. Bàn luận vấn đề
- Một lời dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta.
- Thể hiện truyền thống kiên trì, đoàn kết của dân tộc ta.
- Phê phán những người lười biếng, thiếu kiên nhẫn.
3. Dẫn chứng và liên hệ bản thân
- Dẫn chứng:
- Quá khứ: Mạc Đĩnh Chi, Cao Bá Quát…
- Hiện tại: Hồ Chí Minh, Nguyễn Ngọc Ký…
- Liên hệ bản thân: Học sinh cần rèn luyện đức tính kiên trì trong cuộc sống.
III. Kết bài
Câu tục ngữ là một là dạy bổ ích cho mỗi người. Nếu có lòng kiên trì thì mọi việc sẽ có thành công.
Dàn ý giải thích Có công mài sắt có ngày nên kim - Mẫu 3
1. Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu về câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
2. Thân bài
a. Giải thích
- Nghĩa đen: Những người thợ rèn có thể từ một thanh sắt thô sơ, to lớn rèn thành một chiếc kim nhỏ bé, sắc bén.
- Nghĩa bóng: Mượn hình ảnh trên để khuyên nhủ con cháu bài học về lòng kiên trì, nghị lực trong cuộc sống. Nếu chúng ta chăm chỉ rèn luyện, không ngại vượt qua thử thách khó khăn thì sẽ bước tới thành công.
b. Vì sao “Có công mài sắt, có ngày nên kim”?
- Cuộc sống luôn nhiều khó khăn, thử thách.
- Kiên trì mới có thể vững bước để tiến tới thành công.
c. Dẫn chứng và liên hệ bản thân
- Dẫn chứng:
- Quá khứ: Mạc Đĩnh Chi, Cao Bá Quát…
- Hiện tại: Hồ Chí Minh, Nguyễn Ngọc Ký…
=> Họ đều trở thành những con người thành công, được mọi người yêu quý và ngưỡng mộ.
- Liên hệ bản thân: Học sinh cần chăm chỉ và kiên trì học tập, rèn luyện để trở thành một người có ích cho xã hội.
3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
Dàn ý giải thích Có công mài sắt có ngày nên kim - Mẫu 4
I. Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu về câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
II. Thân bài
1. Giải thích
- Nghĩa đen: Một thanh sắt dù có to lớn và thô sơ đến đâu, nếu được rèn rũa cũng có thể trở thành một cây kim nhỏ bé mà sắc bén.
- Nghĩa bóng: Câu tục ngữ muốn khuyên nhủ con người, cần phải rèn luyện sức lực của bản thân qua những nghịch cảnh để ngày càng bản lĩnh hơn, trưởng thành hơn.
2. Vì sao “Có công mài sắt, có ngày nên kim”?
- Trong cuộc sống, con người luôn gặp phải những khó khăn, thử thách.
- Thành công được đánh đổi bằng sự nỗ lực, chăm chỉ, không nản chí trước thất bại.
- Phải kiên trì cố gắng vì nếu bỏ dở giữa chừng thì những cố gắng trước đó của chúng ta trở nên vô nghĩa.
- Dẫn chứng: Thế giới (Thomas Edison, Pi-e Quy-ri và Ma-ri Quy-ri…); Việt Nam (Chủ tịch Hồ Chí Minh, Lương Đình Của…)
3. Mở rộng vấn đề
- Một số người thiếu đi lòng kiên trì, nghị lực, ngại đối mặt với khó khăn trong cuộc sống, luôn lo lắng và sợ hãi thất bại.
- Học sinh cần chăm chỉ, nỗ lực học tập và rèn luyện để có một tương lai tươi sáng.
III. Kết bài
Khẳng định ý nghĩa của câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Giáo án Tiếng Việt 4 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
-
Bộ đề thi học kì 1 môn Toán, Tiếng Việt lớp 4 theo Thông tư 27
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi
-
Bộ công thức Toán ôn thi THPT Quốc gia
-
Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc
-
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi Sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì
-
Nghị luận về tình trạng học lệch, ôn thi lệch của học sinh hiện nay
-
35 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 28
-
Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Mới nhất trong tuần
-
Dàn ý giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng (4 mẫu)
5.000+ -
Giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng (23 mẫu)
100.000+ -
Cảm nghĩ về tình bạn (35 mẫu)
100.000+ 3 -
Giải thích câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non (Dàn ý + 18 mẫu)
100.000+ -
Cảm nghĩ về người thầy, cô giáo kính yêu
100.000+ 6 -
Nghị luận về phương pháp đọc sách đúng đắn (Dàn ý + 11 mẫu)
10.000+ 1 -
Chứng minh câu Đoàn kết là sức mạnh vô địch (11 mẫu)
50.000+ 1 -
Viết đoạn văn ngắn về tình mẫu tử (25 mẫu)
100.000+ 1 -
Giải thích câu nói Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới
100.000+ 1 -
Giải thích câu nói Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người (2 Dàn ý + 18 mẫu)
100.000+ 4